Xây dựng trường tiểu học an toàn, hạnh phúc

GD&TĐ - Ngày 9/8, tại Đắk Lắk, Cục Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) tổ chức tập huấn quản trị nhà trường xây dựng trường tiểu học an toàn, hạnh phúc.

Thầy cô hạnh phúc thì học sinh mới hạnh phúc. (Ảnh: Thành Tâm)
Thầy cô hạnh phúc thì học sinh mới hạnh phúc. (Ảnh: Thành Tâm)

Tham dự Hội thảo tập huấn có ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT; đại diện lãnh đạo 5 Sở GD&ĐT Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng; đại diện nhà tài trợ và hơn 400 cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học tại 5 tỉnh Tây Nguyên.

2- ĐB.jpg
Đại biểu dự Hội thảo. (Ảnh: Thành Tâm)

Theo ông Phạm Tuấn Anh, "Trường học hạnh phúc" là dự án mong muốn tìm kiếm sự đổi mới thực tế, hiệu quả, bền vững và tích cực trong ngành giáo dục.

Hồng hà.jpg
Ông Phạm Trung Kiên - Tổng Giám đốc Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà (đơn vị tài trợ) trao tặng quỹ khuyến học năm 2024 cho 5 Sở GD&ĐT tại Tây Nguyên. (Ảnh: Thành Tâm)

"Hội thảo lần này, chúng ta bàn luận thêm về các từ khóa “Quản trị trường học” và “An toàn”. Với ý nghĩa đó, chương trình tập trung trao đổi về một số nội dung: Vì sao và làm thế nào để xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc? Xây dựng và quản trị trường học hạnh phúc – Bắt đầu từ đâu?", ông Tuấn Anh nêu.

1- Cục trưởng.jpg
Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT phát biểu khai mạc. (Ảnh: Thành Tâm)

Các bước để xây dựng trường học hạnh phúc

Chia sẻ với các học viên, Nhà giáo, TS Nguyễn Văn Hòa - cố vấn dự án Trường học hạnh phúc cho rằng: “Trường học hạnh phúc là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên đều cảm thấy an toàn, yêu thương, tôn trọng, được hiểu và được có giá trị”.

TS.jpg
Nhà giáo, TS Nguyễn Văn Hòa chia sẻ về hành trình xây dựng trường học hạnh phúc. (Ảnh: Thành Tâm)

Từ đó, TS Hòa chỉ ra 5 bước xây dựng trường học hạnh phúc: Nhận ra, xác định sứ mệnh, mục tiêu và phương châm giáo dục học sinh.

Nhận ra và lựa chọn con đường giáo dục mình theo đuổi - con đường xây dựng trường học hạnh phúc.

Thấu hiểu bản thân, điều chỉnh và thay đổi bản thân, các nhà quản lý/lãnh đạo trường học và các giáo viên, nhân viên nhà trường.

Xác định và trang bị các nhóm năng lực, kỹ năng, bí kíp cần có ở giáo viên, cán bộ, nhân viên để xây dựng trường học hạnh phúc để hiện thực hóa mục tiêu, sứ mệnh giáo dục đã chọn.

Đánh giá, lượng giá và cập nhật quá trình, cách làm, đồng thời thúc đẩy, điều chỉnh kịp thời/khi cần thiết.

GV vui.jpg
Không khí đợt tập huấn luôn vui tươi, thầy cô thoải mái trao đổi, biểu cảm cảm xúc. (Ảnh: Thành Tâm)

Theo kinh nghiệm từ TS Hòa, xây dựng trường học hạnh phúc không nhất thiết phải ở vùng thuận lợi với đầy đủ cơ sở vật chất, học sinh có điều kiện sống tốt. Trường học hạnh phúc có thể xây dựng ở bất kỳ đâu.

"Phải tập trung làm sao cho mỗi học trò, bất kể thế nào phải được vui vẻ mỗi ngày đến trường, phải tiến bộ, phải thấy mình được tôn trọng, được chăm lo. Phải tạo bầu không khí nồng ấm trong nhà trường. Phải làm cho học trò đến trường cảm nhận được sự an toàn, được thương yêu che chở, hạnh phúc", TS Hòa nêu.

IMG_9453(1)(1).png
Từ báo cáo viên đến học viên hòa mình vào không gian đầy ắp tiếng cười. (Ảnh: Thành Tâm)

Bắt đầu từ đâu?

PGS.TS Trần Thị Lệ Thu - chuyên gia tư vấn tâm lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ, hiện nay nhiều người hiểu sai về trường học hạnh phúc, như: Hạnh phúc có nghĩa là vui chơi thoải mái, không căng thẳng, không thi đua, không cần nỗ lực học tập và lao động. Là gì đó hoàn hảo, giàu có, đầy đủ, trọn vẹn...

PGS.jpg
PGS.TS Trần Thị Lệ Thu trao đổi, chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: Thành Tâm)

Đồng thời chỉ ra những sai lầm trong quản lý bản thân, quản lý cảm xúc tức giận như lơ là, không ý thức là mình đang có cơn giận, đang có cảm xúc tiêu cực, để cơn giận, các cảm xúc âm tính bành trướng, thống trị ta, điều khiển ta hoàn toàn.

Biết mình có cơn giận, có cảm xúc âm tính nhưng mình lại nhập cuộc, dễ dàng buông tay, đi, nhìn, nói, hành động… đều thể hiện và mang theo cơn giận, mang theo các cảm xúc âm tính...

Trường học hạnh phúc phải bắt đầu từ quản trị bản thân (thích ứng và thay đổi bản thân), gồm 4 yếu tố: Hiểu mình để chuyển hoá cảm xúc tức giận, cảm xúc âm tính. Hiểu mình để chăm sóc bản thân. Hiểu mình để kiên trì học hỏi, phát triển (GTS-KNS, SEL,…) và Hiểu mình để hồi phục/kiên cường và bền bỉ.

6- GV.jpg
Thầy cô tham gia trao đổi tại Hội thảo. (Ảnh: Thành Tâm)

Từ đó, PGS.TS Lệ Thu và cộng sự đúc rút thành khái niệm: "Trường học hạnh phúc là nơi có các mối quan hệ con người tích cực, có phương pháp dạy và học phù hợp, có môi trường học tập an toàn, thân thiện, thúc đẩy sự sáng tạo”.

Tại hội thảo, các báo cáo viên, học viên thoải mái chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc và những bài học thực tiễn trong quá trình dạy học, những tình huống ứng xử với học sinh, với chính mình...

3- GV.jpg
Thầy cô hạnh phúc thì học sinh mới hạnh phúc. (Ảnh: Thành Tâm)

Thông qua phần tương tác, hầu hết học viên đều thấy được cần phải thay đổi bản thân, thay đổi để bước vào hành trình xây dựng trường học hạnh phúc với phương châm "Thầy cô hạnh phúc thì học sinh hạnh phúc".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.