Vì sao người xưa không bao giờ cười khi chụp ảnh?

Tất cả những tấm hình xưa đều có một đặc điểm chung: nhân vật luôn giữ bộ mặt nghiêm nghị “cau có” và đặc biệt chẳng bao giờ cười. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại thế?

Vì sao người xưa không bao giờ cười khi chụp ảnh?

Vào năm 1982, khi người ta đã biết đến kỹ thuật chụp ảnh, một cô gái chụp bức chân dung của mình theo quy trình Daguerre, cô ngồi hơi nghiêng đầu, đôi mắt to tròn nhìn vào ống kính nhưng gương mặt thì lại “nghiêm túc”, không hề nở nụ cười.

Hay như cha đẻ của thuyết Tiến hóa Darwin, là một người có tính cách hiền dịu, ấm áp, luôn vui vẻ cũng xuất hiện trong bức chân dung của mình bằng nét mặt có phần cứng nhắc và ủ dột.

Mô tả ảnh.

Cha đẻ của Thuyết tiến hóa Charles Darwin có khuôn mặt "nghiêm túc" trong bức ảnh của mình

Trong bức chân dung nổi tiếng chụp nhà thiên văn học John Frederick William Herschel của nhiếp ảnh gia Julia Margare Cameron vào năm 1867, vẻ mặt u sầu của ông cũng khiến người đời sau phải băn khoăn không hiểu vì sao ông lại có biểu cảm lạ lùng đến thế.

Mô tả ảnh.
Bức ảnh chân dung của nhà thiên văn học John Frederick William Herschel

Câu trả lời thật ra lại rất đơn giản. Do điều kiện nhiếp ảnh thuở sơ khai vẫn còn rất thô sơ, tất cả các tấm ảnh chân dung cần phải được phơi sáng trong một thời gian lâu, chính vì thế họ buộc phải giữ nguyên khuôn mặt trong suốt khoảng thời gian chụp ảnh đó để có được tấm ảnh hoàn hảo nhất của mình.

Bên cạnh đó, việc chụp ảnh trong thời đại trước còn rất hiếm, phải vào thời khắc cực kỳ quan trọng, người ta mới đi chụp ảnh, mà hầu như chỉ những gia đình trung lưu trở lên mới có thể chụp ảnh. Vì thế, người ta quan niệm chụp ảnh là một cách để lưu giữ lại khoảnh khắc giàu có và địa vị của mình.

Mô tả ảnh.
Hai bức hình chụp cố tổng thống Lincold của nhiếp ảnh gia Alexander Gardner vào khoảng năm 1865

Những bức ảnh chân dung cũng được coi là phương tiện lưu giữ lại vẻ đẹp, nét thanh xuân và họ tỏ ra nghiêm túc khi được chụp cũng giống như khi được vẽ tranh. Người xưa không nghĩ chụp ảnh chỉ “cho vui”, mà đó là cả một quá trình có khi cả đời mới có một lần, do đó cần sự trân trọng của chính người chụp. Ngoài ra, một phần cũng do ảnh hưởng từ hội họa mà những bức ảnh chân dung không bao giờ xuất hiện nụ cười. Người xưa cho rằng một nụ cười gượng gạo sẽ phá hỏng bức tranh đẹp, vì thế, thái độ “lạnh như băng” được nhiều người lựa chọn hơn là tươi cười.

Mô tả ảnh.
Nhà văn Mark Twain cho rằng "Không gì tệ hơn là bị ghi lại và lưu giữ vĩnh viễn với một nụ cười ngu ngốc"

Tuy thế, việc chụp ảnh không cười của người xưa dường như lại mang đến nhiều cảm xúc cho người xem hơn là những bức ảnh selfie cười toe toét của chúng ta hiện nay. Những bức ảnh xưa cũ mang đến nhiều giá trị nghệ thuật và sự ám ảnh đối với người xem. Sự thu hút này đến từ thần thái, ánh mắt, nét đẹp truyền thống... của nhân vật.

Người xưa quan niệm ảnh chụp có liên quan đến thời gian, sinh tử... Có lẽ chính vì thế mà những bức hình thời xưa luôn có chiều sâu và giá trị lưu giữ hơn hẳn so với phần lớn những hình chụp ngày nay.

Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.