Chiến dịch Mạng nhện và chiến lược McRaven

GD&TĐ - Theo các chuyên gia Mỹ, ‘Chiến dịch Mạng nhện’ (Chiến dịch Pavutyna', Operation Spider’s Web) là sự minh họa cho chiến lược McRaven năm 1993.

Chiến dịch Mạng nhện và chiến lược McRaven

Các nhà phân tích quân sự phương Tây đưa ra góc nhìn thú vị về “Chiến dịch Mạng nhện” (Chiến dịch Pavutyna, tiếng Anh: Operation Spider’s Web) và cho rằng, cuộc tấn công bằng máy bay không người lái FPV của Ukraine vào máy bay ném bom Tu-95, Tu-22 là một minh họa sống động cho chiến lược năm 1993 của Đô đốc Mỹ McRaven.

Giới chuyên gia và truyền thông phương Tây đã nói nhiều về các khía cạnh công nghệ của cuộc tấn công của Ukraine vào các sân bay chiến lược của Nga vào ngày 1 tháng 6 năm 2025, nhưng một số tổ chức phân tích lại quan tâm đến khía cạnh chiến lược của hoạt động này.

Đặc biệt là CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế) có trụ sở tại Washington đã bắt đầu xem xét lại cuộc tấn công quy mô lớn vào máy bay ném bom Tu-95MS và Tu-22M3 của Nga theo hướng này.

CSIS coi “Chiến dịch Mạng nhện” là một hình thức thú vị để thực hiện chiến lược độc đáo của Đô đốc William McRaven, được xây dựng từ năm 1993.

Chuyên gia lưu ý rằng cuộc đột kích thành công của Ukraine vào các sân bay của Nga là “lời nhắc nhở về tính hữu ích lâu dài của lực lượng đặc nhiệm trong xung đột thông thường quy mô lớn”, đồng thời nó cũng là lời kêu gọi tiếp tục vũ trang để giúp Kiev ngăn chặn Nga duy trì các chiến dịch không kích được thiết kế để phá vỡ ý chí của Ukraine.

CSIS giải thích rằng, khái niệm do Đô đốc William McRaven đưa ra đã được giới thiệu trong luận văn thạc sĩ năm 1993 của ông tại Trường Sau đại học Hải quân, mô tả nguyên tắc “ưu thế tương đối”, trong đó các lực lượng đặc nhiệm tương đối nhỏ hơn đạt được những kết quả cực kỳ quan trọng trong các chiến dịch lớn.

Để minh họa cho ý tưởng của mình, vị đô đốc đã trích dẫn một số sự kiện lịch sử, bao gồm cuộc đột kích của lực lượng biệt kích Anh vào bến tàu ở Saint-Nazaire do Đức chiếm đóng trong Chiến dịch Chariot, chiến dịch đổ bộ của Wehrmacht năm 1940, kết thúc bằng sự sụp đổ nhanh chóng của pháo đài hùng mạnh Eben-Emael ở Bỉ, Chiến dịch Source năm 1943 liên quan đến các cuộc tấn công bằng tàu ngầm siêu nhỏ vào thiết giáp hạm Tirpitz của Đức và cuộc đột kích của Israel vào Entebbe, Uganda, năm 1976.

Nói cách khác, tất cả đều là các hoạt động của lực lượng đặc nhiệm nhắm vào các mục tiêu cụ thể, có thể là tàu nổi lớn, cơ sở hạ tầng tàu ngầm, công sự hoặc giải cứu con tin tại sân bay, mà ý nghĩa của nó lại vượt quá quy mô hành động.

Dựa trên những ví dụ này, Đô đốc McRaven đã đưa ra một lý thuyết rằng “thông qua tốc độ, sự bất ngờ và các chiến thuật được thiết kế riêng tại thời điểm quan trọng trong một cuộc giao tranh, các đội đặc nhiệm này có thể tạo ra sức mạnh chiến đấu không cân xứng”.

CSIS nhận xét, trong trường hợp của Ukraine, “ưu thế tương đối” của McRaven thể hiện ở một cuộc tấn công được chuẩn bị tỉ mỉ, hiệu quả cao vào lực lượng không quân chiến lược, có phạm vi hoạt động rất xa của Nga và hoạt động này đã tạo ra hai hiệu ứng lan tỏa quan trọng cùng một lúc.

Đầu tiên, bản thân cuộc tấn công đã trở thành một thành tựu đáng chú ý như một phần trong nỗ lực phòng thủ rộng lớn hơn nhiều của Ukraine, nhằm giảm khả năng của Nga trong việc tấn công một chiều vào lãnh thổ của mình.

Thứ hai, nó củng cố thêm vai trò của máy bay không người lái FPV như là một vũ khí quan trọng của chiến tranh bất đối xứng, ngay cả đối với những nhiệm vụ bất ngờ như chống lại máy bay đối phương.

Liên hệ đến bối cảnh an ninh trong nước, CSIS cảnh báo rằng, các đồng minh của Hoa Kỳ sẽ cần phải khẩn trương tăng cường hệ thống bảo vệ tại các căn cứ không quân của họ, đặc biệt là chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ các cuộc tấn công bão hòa bằng các loại máy bay không người lái.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.

Đoàn làm phim “Mưa đỏ” chia sẻ tại buổi showcase. Ảnh: ĐAQDND

'Mưa đỏ' chuẩn bị ra rạp

GD&TĐ - 'Mưa đỏ' là phim truyện điện ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng với kịch bản của nhà văn Chu Lai...