Vì sao khí hậu ấm lên mà mùa đông lại "rét kỷ lục"?

Mùa hè... nóng kỷ lục, nhưng vì sao mùa đông cũng rét kỷ lục vậy?

Vì sao khí hậu ấm lên mà mùa đông lại "rét kỷ lục"?

Chỉ mới một vài tháng trước, chúng ta đã nghe được thông tin kiểu như: Elnino khiến 2015 nóng kỷ lục; mùa đông 2015-2016 ấm áp, không lạnh ...

Kết quả thì sao? Miền bắc đang trải qua một đợt rét kỷ lục, đến nỗi không chỉ Sapa, Mẫu Sơn mà cả những khu vực như Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Yên Bái... cũng có tuyết rơi . Thậm chí khu vực Tam Đảo, Ba Vì - Hà Nội cũng đã xuất hiện băng giá.

Vì sao khí hậu ấm lên mà mùa đông lại rét kỷ lục? - Ảnh 1.

Tuyết phủ trắng xóa tại Sapa

Nhưng không chỉ có Việt Nam, mà rất nhiều nơi trên thế giới cũng đang phải chịu cảnh "mơ về em tuyết trắng" . Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao khí hậu toàn cầu nóng lên, thậm chí là năm nóng nhất lịch sử mà mùa đông lại lạnh khủng khiếp như vậy?

Theo các chuyên gia lý giải, nguyên nhân là vì độ ẩm. Elnino đã khiến khí hậu ấm lên, thể tích không khí nở ra, và qua đó độ ẩm không khí tăng lên.

Độ ẩm là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành tuyết. Độ ẩm tăng vào mùa hè, khi gặp khí lạnh của mùa đông sẽ kéo theo đó những đợt tuyết rơi dày đặc. Hơn nữa khí hậu phía Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ gió mùa, do đó nếu các khu vực phương Bắc lạnh hơn, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải chịu một mùa đông giá rét.

Vì sao khí hậu ấm lên mà mùa đông lại rét kỷ lục? - Ảnh 2.

Hay nói cách khác, thế giới của chúng ta ấm lên đồng nghĩa với việc mùa đông sẽ có ít ngày lạnh hơn, nhưng đã lạnh thì... lạnh vô cùng.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...