Giáo sư Coby Schal cho rằng có hai lý do cơ bản. Thứ nhất, gián có phần lưng hơi tròn, trơn và phần thân dẹt giúp chúng có thể co lại, trốn trong các khe hẹp và đường nứt.
Thứ hai, gián có trọng lực cơ thể lớn nhờ 6 chân dài, như vậy hầu hết sức nặng của chúng tập trung xung quanh lưng. Khi gián đã già và chết đi, trọng tâm sẽ kéo lưng của nó quay xuống sàn nhà và làm nó lật ngửa.
Cái lưng trơn tròn và các cơ đang yếu dần làm cho nó không thể lật lại được, đặc biệt là khi nó đang nằm trên bề mặt trơn.
Theo Newsobserver, các loại thuốc trừ sâu chúng ta sử dụng để diệt gián có thể có tác dụng tương tự. Hầu hết các thuốc trừ sâu có chứa độc tố thần kinh - chất độc có thể gây chấn động và co thắt cơ bắp, cuối cùng khiến cho gián phải nằm bật ngửa.
Một con gián khỏe mạnh có thể dễ dàng lật trở lại, nhưng với những con gián dính phải chất độc thì điều đó là không thể do các cơ đã yếu dần, cộng với cái lưng trơn bóng và trọng lực cơ thể lớn.
Gián vẫn luôn là kẻ thù đối với chúng ta, nhất là trong phòng bếp. Một con gián cái có thể đẻ được 40 - 60 con trong mỗi kỳ sinh nở. Chúng không cần đến con đực để sinh sản. Không những thế, gián có thể sống được 2 năm trong điều kiện sống lý tưởng. Tuổi thọ của gián cũng tuỳ vào thức ăn và môi trường sống.