Vì sao các hãng công nghệ Mỹ phải có Trung Quốc mới thành công?

Các hãng công nghệ Mỹ có sáng tạo, có phần mềm, có dịch vụ thông minh, nhưng vẫn cần Trung Quốc. Bởi vì trong kỷ nguyên công nghệ mới, thành công nằm ở sự kết hợp hài hòa, hoàn hảo của phần mềm, phần cứng và dịch vụ đám mây.

Vì sao các hãng công nghệ Mỹ phải có Trung Quốc mới thành công?

Rất lâu từ trước khi Apple Watch xuất hiện, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã luôn chuẩn bị, đầu tư cho thị trường Internet of Things (IoT).

Thị trường IoT được dự đoán sẽ đạt giá trị 7,1 nghìn tỷ USD vào năm 2020, sẽ có 28 tỷ thiết bị được kết nối. Những người đi đầu trong xu hướng IoT đã tính đến những xu hướng, sản phẩm rất “viễn tưởng”, chứ không chỉ dừng lại ở smartwatch, vòng tay sức khỏe hay thiết bị điều nhiệt như Nest.

Một báo cáo gần đây của hãng nghiên cứu Goldman Sachs Equity Research đã xác nhận có 5 lĩnh vực tiền đề cho sự thành công của IoT.

Đó là các Thiết bị đeo kết nối (như smartwatch hay Google Glass), Xe hơi kết nối, Nhà kết nối, Thành phố kết nối và Internet Công nghiệp, bao gồm các mảng như giao thông, dầu khí và các ngành chăm sóc y tế.

Những ngôi nhà hoàn toàn được tự động hóa, phương tiện giao thông thông minh, thiết bị nông nghiệp và thậm chí thành phố thông minh, tất cả đều được vận hành bởi hàng tỷ con robot nhỏ và cảm biến liên kết nối.

Mỹ có sáng tạo, Trung Quốc có sản xuất

Những dự đoán trên có thể dễ dàng khiến mọi người lạc quan, cho rằng IoT là xu hướng không thể tránh khỏi và chắc chắn mang lại thành công, bởi đó là nhu cầu cần thiết của loài người hiện đại.

Những công ty, tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Google, Intel, Cisco, Apple… với những sáng tạo vĩ đại như cung cấp truy cập internet trên toàn cầu qua khinh khí cầu, hay ra mắt chiếc smartphone làm thay đổi cả thế giới, sẽ đưa loài người bước vào một kỷ nguyên sáng tạo của thời đại mới.

Tuy nhiên, theo phân tích của trang Entrepreneur, để thành công trong kỷ nguyên công nghệ mới này, các sáng tạo vĩ đại của các tập đoàn Silicon Valley không thể thiếu cái bắt tay hợp tác của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đến các ứng dụng và nền tảng mạng xã hội là những phần mềm đi đầu trong hầu hết các sáng tạo đột phá của thập kỷ qua. Vùng Silicon Valley nổi tiếng của California đã tạo ra nhiều công ty trị giá tỷ USD mới, tạo ra một hệ sinh thái đa dạng cho các nhà phát triển, các doanh nghiệp mới thành lập được đầu tư vốn.

Hầu hết đều có các ý tưởng, thiết kế, quá trình phát triển và marketing tại Mỹ. Trong khi đó, điều khác biệt của ngành công nghiệp IoT là IoT phụ thuộc vào sự kết hợp của phần mềm, phần cứng và các dịch vụ đám mây.

Chính vì thế, để xây dựng một thị trường IoT tốt nhất trong thâp kỷ tới, phần cứng, phần mềm và dịch vụ đám mây cần kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng, hoàn hảo nhất.

Dù Mỹ đang ở “cửa trên” về mảng phần mềm, dịch vụ đám mây, song điều đó không có nghĩa các công ty Mỹ đơn giản chỉ cần thiết kế phần mềm của riêng họ và thuê ngoài hoạt động sản xuất phần cứng đến Trung Quốc. Theo vào đó, phải hình thành một mối quan hệ hợp tác thực thụ giữa hai bên ngay từ đầu.

Một điều đang nói nữa là mối hợp tác mở này giữa hai bên khác hoàn toàn với mối hợp tác hiện nay giữa doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc. Hiện tại, có thể nói các công ty Mỹ đơn giản chỉ đang dựa vào hệ thống sản xuất “đại trà” của Trung Quốc.

Sự kết hợp của hai "ông lớn" khác nhau

Các doanh nghiệp trong mảng IoT đang phải cạnh tranh gay gắt và chạy đua để là người giới thiệu sẩn phẩm đầu tiên, đặc biệt là những doanh nghiệp mới.

Họ đều phải nỗ lực nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường nhằm chứng minh giá trị của họ, nhằm giành được nhiều sự ủng hộ, góp vốn, ủng hộ tài chính và để giành được lợi nhuận. Họ cũng gặp áp lực mức giá sản phẩm phải thấp, nhưng không được hy sinh chất lượng.

Thách thức này nằm ở tất cả các khâu, từ việc sáng tạo ra sản phẩm “trúng và đúng” dựa theo nhu cầu,  đến việc đưa ra thiết kế để hiện thực hóa sản phẩm, đến khâu cung ứng, vận chuyển….

Tất cả đều không chỉ diễn ra ở một nước Mỹ, mà diễn ra ở quy mô toàn cầu. Thách thức này chỉ có thể vượt qua với sự hợp tác chặt chẽ, rộng lớn giữa nhà phát triển và nhà sản xuất trong suốt quá trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, để giảm thiểu rủi ro và nhầm lẫn.

Trong kỷ nguyên IoT mới, giá trị thực sự của lực lượng lao động Trung Quốc xuất phát từ số lượng kỹ sư lớn ở đây. Lúc đó, các nhà phát triển phẩm mềm Mỹ, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây và những kỹ sư Trung Quốc sẽ bắt tay với nhau ngay từ đầu.

Cái bắt tay này sẽ mang đến những thiết bị tốt hơn, nhanh hơn và ít có lỗi hơn. Đó chính là sự cần thiết của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ, với sự thành công trong kỷ nguyên công nghệ mới của Mỹ.

Tuy nhiên, theo báo New York Times, mặc dù rất cần đến nhau nhưng mối hợp tác giữa hai thế lực Mỹ và Trung Quốc không hề dễ dàng, đặc biệt khi cả hai “ông lớn” đều có những quyền lực rất khác nhau. Cả hai luôn có những cách làm riêng, ý kiến khác nhau, bản ngã khác nhau.

Theo ITC News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.