Vì sao Apple muốn cấm người dùng tự sửa iPhone?

Apple đang tìm cách chống lại một dự luật cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm linh kiện thay thế và công cụ sửa chữa iPhone.

Vì sao Apple muốn cấm người dùng tự sửa iPhone?

Khoản tiền không nhỏ kiếm được từ hoạt động sửa chữa iPhone mỗi năm chính là nguyên nhân đứng sau động thái này của Apple.

Đối với nhiều người hiện nay việc chiếc smartphone bị hỏng chẳng khác gì mấy so với việc bị gãy mất một cánh tay. Khi một vật dụng tiện lợi mà bạn sử dụng hằng ngày đột nhiên không thể hoạt động được, bạn chắc chắn sẽ tìm mọi cách để sửa chữa nó.

Hằng năm, món lợi thu được từ việc sửa chữa điện thoại cho người dùng chắc chắn không hề nhỏ. Điều này khiến cho nhiều công ty lớn như Apple muốn độc quyền việc sửa chữa điện thoại và không muốn chia sẻ lợi nhuận cho bất cứ đối thủ cạnh tranh nào.

Theo Bussiness Insider, Apple đang vận động hành lang để chống lại một dự luật mới đây của thành phố New York (Mỹ). Dự luật có tên chính thức là "Luật sửa chữa công bằng" và mục đích của nó được ghi rõ là "yêu cầu các nhà sản xuất có bán sản phẩm tại New York "phải cung cấp các thông tin chẩn đoán và sửa chữa cho các bộ phận và linh kiện điện tử".

Đây là dự luật được đưa ra nhằm buộc các công ty công nghệ phải cung cấp các thông tin để giúp khách hàng và các doanh nghiệp của bên thứ 3 có thể dễ dàng sửa chữa được những chiếc smartphone bị hỏng.

Nếu dự luật này được thông qua, có nghĩa là Apple sẽ bị cấm cài đặt những phần mềm có mục đích giới hạn sửa chữa iPhone và phải cung cấp hướng dẫn tự sửa chữa cho người dùng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bên thứ 3 có thể xin được Apple ủy quyền để bán hợp pháp những linh kiện thay thế và công cụ sửa chữa iPhone cho khách hàng.

Apple, cùng với nhiều công ty lớn khác như Verizon, Toyota và Johnson & Johnson đang cùng hợp tác với nhau để phản đối việc cơ quan lập pháp của New York thông qua dự luật này.

Theo Motherboard, Apple cũng đang chống lại dự luật tương tự ở 11 bang khác của Mỹ. Tuy nhiên, New York là nơi đầu tiên Apple công khai ghi tên vào hồ sơ chống lại đạo luật cấm độc quyền sửa chữa điện thoại.

Apple có động lực tài chính rất lớn để tích cực tham gia vào việc vận động chống lại những dự luật như "Luật sửa chữa công bằng". Chỉ tính riêng trong năm 2015, người dùng Mỹ đã chi tới 4 tỷ USD để sửa chữa điện thoại.

Hằng năm, Apple cũng kiếm được hàng núi tiền thông qua việc mời chào khách hàng mua thêm gói bảo hành AppleCare+ khi mua MacBook hoặc iPhone mới.

Điều đó khiến cho khách hàng thường phải đi tới các trung tâm bảo hành của Apple để sửa chữa mỗi khi thiết bị của họ gặp sự cố.

Không có số liệu chính xác về số tiền Apple kiếm được từ việc sửa chữa điện thoại nhưng riêng bộ phận Apple Care đã giúp Táo khuyết kiếm được tới 7,04 tỷ USD trong năm 2016.

Chỉ cần một phần nhỏ trong số tiền khổng lồ đó bị mất đi cũng đủ để Apple đứng lên chống lại dự luật mới đây của New York.

Dù vậy, có một thực tế là những cửa hàng sửa chữa hoặc những người dùng có hiểu biết sẽ không muốn mua những linh kiện thay thế cao cấp và đắt đỏ tới từ các nhà sản xuất như Apple.

Một cửa hàng có thể dùng một loại màn hình rẻ hơn để thay thế cho iPhone, thay vì loại màn hình đắt tiền được Apple cung cấp. Mặc dù, tiền công thay màn hình iPhone là miễn phí nếu khách hàng tham gia chương trình AppleCare+, họ vẫn phải trả tiền cho tấm màn hình được dùng để thay thế.

Bên cạnh đó, Apple còn áp dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn người dùng tự sửa chữa thiết bị của mình. Vào năm ngoái, đã có nhiều báo cáo cho thấy nút Home trên iPhone 6 không thể tự thay thế được vì Apple đã tích hợp dữ liệu về cảm biến vân tay vào Touch ID. Nếu người dùng cố gắng tự thay nút Home cho iPhone 6, điều này có thể khiến máy trở thành "cục gạch".

Mới đây nhất, nút Home của iPhone 7 cũng được phát hiện là đã bị Apple khóa phần mềm để ngăn thợ sửa chữa bên ngoài sửa chữa một số bộ phận của iPhone.

Trong trường chẳng may iPhone 7 bị hỏng nút Home, người dùng chỉ có lựa chọn là đem máy tới sửa tại trung tâm bảo hành được Apple ủy quyền với mức giá là: 99 USD với trường hợp đăng ký gói bảo hành AppleCare+ và 349 USD với trường hợp hết thời gian bảo hành.

Theo VnReview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.