Văn bản pháp quy cần sát với điều kiện thực tế

Văn bản pháp quy cần sát với điều kiện thực tế

>Con đường đổi mới giáo dục đại học;

>Tạo cơ chế và động lực để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH

dddvvd
Lấy đổi mới quản lý hệ thống giáo dục làm khâu đột phá là sự lựa chọn đúng đắn, mang tính chiến lược (ảnh minh họa - nguồn:Internet)

Theo nhận định của GS.TSKH.Bùi Văn Ga tại Hội nghị triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012, các trường ĐH, CĐ trong hệ thống giáo dục đại học của chúng ta  trong những năm đổi mới đã làm hết sức mình để cải thiện điều kiện đào tạo, cập nhật chương trình, đáp ứng được nhu cầu đào tạo cán bộ trong thời kỳ hội nhập. Tuy còn yếu mặt này mặt khác, nhưng công bằng mà nói những thành quả đạt được là không thể phủ nhận.

Trong số rất nhiều công việc cần phải làm, Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT đã chọn việc đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học làm khâu đột phá, đây là sự lựa chọn đúng đắn và mang tính chiến lược của ngành ta.

GS.TS.Bùi Văn Ga
GS.TS.Bùi Văn Ga

Về xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, GS.Bùi Văn Ga cho rằng, trong kế hoạch hành động và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật mới của Bộ GD&ĐT, khi rban hành văn bản pháp quy, cần đi sát với điều thực tế để các văn bản này đi vào cuộc sống, làm sao tất cả các văn bản pháp quy được thực hiện để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05 của Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT đã xác định lộ trình ban hành 23 văn bản mới. Để đảm bảo chất lượng các văn bản này, GS.Ga cho rằng, Bộ GD&ĐT nên thành lập mỗi dự án văn bản một nhóm soạn thảo gồm các cán bộ của Bộ và các chuyên gia đến từ các cơ sở đại học. Văn bản trước khi đưa ra lấy ý kiến rộng rãi phải là văn bản hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Tính toán tác dụng của nó trên mọi khía cạnh, vì vậy, nhóm soạn thảo phải chuyên nghiệp, đầu tư thời gian một cách thích đáng. GS.Ga cũng đề nghị, Bộ GD&ĐT nên quan tâm đến cơ chế và hệ thống văn bản pháp quy đối với các trường đại học vùng để các trường này có thể phát triển bền vững.

Về quản lý cán bộ giảng dạy, theo GS.Ga trên thực tế, quản lý giảng viên không thể thực hiện theo giờ hành chính mà quản lý theo khối lượng. Chúng ta cũng chưa có biện pháp, chế tài đối với những người không tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Biện pháp duy nhất mà các trường áp dụng là thông qua chế tài thi đua khen thưởng.

Hiện nay nếu nói giảm quy mô tuyển sinh để tăng chất lượng đào tạo của trường công lập thì cũng rất tương đối vì giảng viên ngoài giờ dạy ở trường còn được mời để giảng dạy các trường tư thục, các hệ đào tạo không chính quy. Vì vậy, nếu giảm quy mô tuyển sinh mà không có biện pháp quản lý cán bộ giảng dạy hợp lý thì về toàn cục cũng không làm tăng chất lượng đào tạo. Khi nào chúng ta có hệ thống văn bản đồng bộ, quản lý chặt chẽ cán bộ như cho phép người đứng đầu cơ sở giáo dục trả lương cán bộ theo thực tiễn đóng góp một cách công bằng, thưởng phạt công minh thì chúng ta mới có thể xem tỷ lệ sinh viên trên giáo viên như là một tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo.

Về đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đại học. Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05, Bộ GD&ĐT nêu 4 công việc rất cấp bách, theo GS.Ga, để tạo điều kiện cho các trường đầu tư  nguồn lực thích đáng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ nên bổ sung công việc phối hợp với Bộ Tài chính có thông tư hướng dẫn thực hiện nghị quyết của Quốc hội.

Cuối cùng là hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường. Trước hết là hệ thống giáo trình.Ở các trường đại học, cao đẳng, giáo trình giảng dạy là điều kiện bắt buộc đối với giáo viên đứng lớp, ĐH Đà Nẵng từ 2 năm nay đã tổng rà soát giáo trình và đến cuối năm 2010, giảng viên không có giáo trình sẽ không được dạy môn đó. Trong chương trình  hành động thực hiện Nghị quyết 05, Bộ GD&ĐTcó nêu việc tập hợp lực lượng để viết giáo trình dùng chung cho hệ thống giáo dục đại học cả nước. Trước đây, chúng ta cũng đã huy động lực lượng để xây dựng hệ thống chương tình khung cho tất cả các chuyên ngành đào tạo. Kinh nghiệm cho thấy hình thức huy động truyền thống này không đem lại hiệu quả tốt, kết quả là hoạt động kéo dài, những buổi họp, thảo luận chung vắng mặt rất nhiều nhà khoa học quan trọng. Cách duy nhất để thực hiện chủ trương này là tạo các giáo trình điện tử mở để nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia, nhiều Việt kiều có thể đóng góp trí tuệ để hoàn thành hệ thống giáo trình. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể làm được việc này một cách có hiệu qủa bằng cách mở cho mỗi dự án giáo trình một blog để mọi người có thể đăng ký tham gia viết giáo trình, sau đó, ban biên tập giáo trình sẽ hoàn chỉnh để in ấn lưu vào hệ thống giáo trình điện tử của Bộ.

Về vấn đề đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong trường đại học, GS. Ga cho rằng: Điểm yếu lớn nhất của các trường đại học của chúng ta hiện này là công tác NCKH chưa được quan tâm đúng mức. Thầy giáo không NCKH thì khó có cái mới để truyền đạt của sinh viên và cũng không thể dạy cho sinh viên kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển các mục tiêu chính của giáo dục đại học. Chỉ có làm sao cho cán bộ  giảng dạy nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học xem đó là trách nhiệm để tự giác hoạt động. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta không thể đồng loạt nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH cho tất cả các trường cũng như cho tất cả các ngành trong 1 trường mà nên chấp nhận đầu tư không đồng đều để phát triển các ngành tinh hoa mũi nhọn làm đầu tàu. Đào tạo sau đại học cũng cần được phân luồng thạc sĩ nghiên cứu và thạc sĩ chuyên nghiệp. Để làm được việc này, Bộ GD&ĐT nên có cơ chế giao cho người đứng đầu cơ sở đào tạo trả lương phù hợp với công việc của các cán bộ trong trường, Những người dạy, làm nghiên cứu khoa học tốt, được trả lương cao hơn; luyện tập cho sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học cũng là vô cùng cần thiết, tôi hoàn toàn ủng hộ với chủ trương của Bộ về việc dạy chuyên đề nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ