Ước mơ của cô bé “người rắn”

GD&TĐ - Những vết nứt ở da thường xuyên chảy máu, khiến Thảo luôn phải chịu những cơn đau rát, dù vậy em vẫn luôn cố gắng vươn lên trong học tập để thực hiện ước mơ sau này được làm bác sỹ.

Ngoài giờ đi học, Thảo phụ mẹ nhặt sen để kiếm tiền mua sách vở, đồ dùng học tập
Ngoài giờ đi học, Thảo phụ mẹ nhặt sen để kiếm tiền mua sách vở, đồ dùng học tập

"Các bạn từng gọi em là con ma"

Từ khi sinh ra, Trần Thị Phương Thảo (là học lớp 5, Trường Tiểu học Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã có một hình hài không được bình thường như các bạn cùng trang lứa. Em mắc căn bệnh hiếm gặp là da khô vảy cá, đến nay y học vẫn chưa tìm ra thuốc chữa.

Căn bệnh quái ác đã khiến toàn bộ da của Thảo bị bong tróc, nứt thành những mảng lớn như da rắn, đôi khi những chỗ rách còn tứa máu tươi. Đau đớn hơn là hai mi mắt của em bị cuốn lại, hở ra khoảng da hồng, lúc nào cũng ươn ướt.

Ở nhà, Thảo luôn phải ngồi trước quạt vì da nhanh khô, không thể tiết mồ hôi khiến cơ thể nóng ran. Có ngày em phải tắm đến 8 lần vì da khô rát không chịu được, Thảo luôn đội chiếc khăn được thấm nước đội lên đầu để làm mát.

Khi đi học, Thảo luôn được mẹ chuẩn bị cho chiếc mũ len thấm nước. Cứ vài tiếng Thảo lại ngâm chiếc khăn vào nước, rồi đội lại. Chỉ có cách ấy em mới thấy dễ chịu hơn.

Mùa hè đã nóng, mùa hanh khô da càng nhanh nứt nẻ, tứa máu đau rát. Nhiều đêm em thức trắng vì ngứa, vì nóng và các vết nứt. Thảo ít khi ra khỏi nhà vì sợ mọi người nhìn thấy sẽ xa lánh và bàn tán về em.

“Ban đầu, khi nhìn thấy em mọi người gọi em là con ma, lúc đó em buồn lắm, về kể với mẹ. Mẹ nói, người ta chưa hiểu nên gọi vậy thôi. Lâu dần em cũng quen, rồi mọi người cũng không gọi em là con ma nữa” – Thảo buồn bã kể.

Thảo bắt đầu được đi học từ năm 2014. Em phải đi học muộn 2 năm do quá trình đi khám và chữa bệnh kéo dài. Nhớ lại những ngày đầu tiên đến lớp, cả lớp không ai dám đến gần Thảo. Một số anh, chị lớn còn trêu chọc và gọi em là người ngoài hành tinh. Đó là quãng thời gian đầy thử thách với cô bé 9 tuổi. May mắn Thảo có Chi (em gái) học cùng lớp luôn bảo vệ và giúp đỡ chị.

“Ước mơ trở thành bác sĩ”

Những giấy khen là thành quả suốt 4 năm học của em ở Trường Tiểu học Phạm Ngũ Lão
Những giấy khen là thành quả suốt 4 năm học của em ở Trường Tiểu học Phạm Ngũ Lão 
Thảo bắt đầu được đi học từ năm 2014. Em phải đi học muộn 2 năm do quá trình đi khám và chữa bệnh kéo dài. Nhớ lại những ngày đầu tiên đến lớp, cả lớp không ai dám đến gần Thảo. Một số anh, chị lớn còn trêu chọc và gọi em là người ngoài hành tinh. Đó là quãng thời gian đầy thử thách với cô bé 9 tuổi. May mắn Thảo có Chi (em gái) học cùng lớp luôn bảo vệ và giúp đỡ chị.

Bốn năm học tiểu học với cô bé là cả một hành trình dài đấu tranh với sự nghiệt ngã của số phận, Thảo kể: “Hồi lớp 2, các bạn trong lớp xa lánh không chịu chơi với em. Các bạn sợ bị lây bệnh nên chỉ có Chi chơi cùng em. Giờ ở lớp em có nhiều bạn hơn rồi, các bạn đều rất quý em. Cô giáo hay gọi em lên bảng phát biểu, giúp các bạn học kém hơn trong lớp. Em vui lắm.”

Dường như, khi kể về những câu chuyện học tập trên lớp, Thảo chưa bao giờ buồn. Ở đôi mắt cô bé 13 tuổi luôn ánh lên sự ham học, lạc quan, vô tư. Thảo rất thích đi học, bất kể trời mưa, trời nắng, hôm nào da bị nứt nẻ, đau rát không đi học được là em nhờ Chi chỉ bài trên lớp giúp.

Cả 4 năm học, em đều đạt học sinh xuất sắc, nằm trong tốp 5 học sinh giỏi của lớp. Dù đi học muộn hơn các bạn, lại mang trong mình căn bệnh quái ác nhưng ở cô bé đầy nghị lực ấy luôn có một tinh thần lạc quan và kiên cường.

Sợ mẹ vất vả, em luôn tự chăm sóc cho bản thân những hôm da em bị nứt nẻ. Ngoài giờ đi học, Thảo ở nhà giúp mẹ làm việc nhà và nhặt hạt sen cùng bà. Ngoài ra, Thảo trông em trai giúp mẹ, hai chị em quấn nhau suốt ngày không rời.

Khi được hỏi về ước mơ trong tương lai, Thảo nói: “Em ước mình sẽ khỏi bệnh và trở thành một bác sĩ để giúp đỡ, chữa bệnh cho người khác”. Nỗi đau bệnh tật không thể làm nhụt ý chí của cô bé 13 tuổi.

Cô Lê Thị Làn (giáo viên chủ nhiệm của Thảo) cho biết: “Ở lớp Thảo rất hòa đồng và chủ động làm quen, giúp đỡ các bạn trong lớp. Không những là học sinh giỏi, em còn là học trò rất ngoan và lễ phép, chưa bao giờ thầy cô phải nhắc nhở Thảo một vấn đề gì”.

Được đi học là điều làm Thảo vui nhất. Vì em được vui chơi, học tập với các bạn. Cầm quyển vở với nhiều điểm 10, những dòng chữ nắn nót thẳng hàng, Thảo khoe rằng: “Em rất thích đi học, cứ mỗi lần có điểm 10 là em về khoe với mẹ. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ luôn được hạnh phúc”.

Ngoài ý chí và tinh thần ham học, Thảo còn gây ấn tượng mạnh với mọi người bởi nghị lực sống và tâm hồn lạc quan đến khó tin. Dù chịu sự dày vò của những cơn lột da, bong tróc tứa máu, nhưng em luôn cố gắng không khóc mà tự mình vượt qua nó. Ở cô bé luôn có một trái tim khao khát được sống và yêu.

Nhiều lần tâm sự với mẹ, Thảo ước mình sẽ có một mái tóc dài như các bạn, sẽ có một cơ thể lành lặn, sẽ được đi học đại học ở Hà Nội. Những ước mơ giản dị của con gái luôn khiến chị Nguyễn Thị Đào trăn trở, suy tư hàng đêm. Bởi con gái càng trưởng thành, những nỗi lo về cuộc sống, tương lai, hạnh phúc cũng lớn dần. Nhưng chị cảm thấy rất hạnh phúc khi Thảo ngày càng trưởng thành, biết yêu thương và cố gắng.

Dù sau này, số phận không thể cho Thảo một cơ thể lành lặn trở lại, nhưng chị tin con gái sẽ luôn sống tốt và hạnh phúc.

Được đi học là điều làm Thảo vui nhất. Vì em được vui chơi, học tập với các bạn. Cầm quyển vở với nhiều điểm 10, những dòng chữ nắn nót thẳng hàng, Thảo khoe rằng: “Em rất thích đi học, cứ mỗi lần có điểm 10 là em về khoe với mẹ. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ luôn được hạnh phúc”.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.
Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

GD&TĐ - Thiếu trang thiết bị và nhân lực, lực lượng Kiev dường như đang dần sụp đổ về nhiều mặt, trong khi Nga đang tăng tốc các hoạt động trên bộ mỗi ngày.
Một số trẻ gặp khó khăn trong việc định hướng các mối quan hệ ở trường.

Học sinh Anh nghỉ học tăng nhanh

GD&TĐ - Tiền phạt, nhu cầu sức khỏe và môi trường học tập kém là những nguyên nhân khiến số trẻ em tại Anh nghỉ học ngày càng tăng.