Ứng dụng môi trường mạng để giáo dục đạo đức, lối sống

GD&TĐ - Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua môi trường mạng luôn được tập thể sư phạm Trường ĐH Lạc Hồng (LHU, Đồng Nai) quan tâm và đẩy mạnh.

Trên trang web của LHU luôn có bài viết về những sự kiện trong đại của đất nước để nhắc nhớ SV và GV.
Trên trang web của LHU luôn có bài viết về những sự kiện trong đại của đất nước để nhắc nhớ SV và GV.

Ứng dụng hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có, Trường ĐH Lạc Hồng (LHU, Đồng Nai) đã xây dựng một hệ sinh thái học tập đồng bộ dựa trên hệ thống không gian mạng. Trong đó, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống (LTCMĐĐLS) cho sinh viên thông qua môi trường mạng là nội dung được nhà trường quan tâm và đẩy mạnh.

Không gian mạng lành mạnh, nội dung phong phú

Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh – Phó Hiệu trưởng LHU, từ năm 2015, nhà trường đã phát triển hệ thống mạng nội bộ và các kênh thông tin khác trên nền tảng kết nối internet. Ngoài hệ thống website, nhà trường còn chú trọng xây dựng trang thông tin nội bộ (Me), kênh Youtube Lac Hong University, Fanpage Lac Hong University, và các nhóm kết nối Zalo của các ngành, khoa trong trường.

“Trang thông tin nội bộ của trường có đầy đủ các tính năng tương tác đa chiều, nên việc đăng tải các hoạt động, tin tức rất thuận lợi và đến với sinh viên dễ dàng”, Phó Hiệu trưởng LHU chia sẻ.

Bên cạnh ứng dụng không gian mạng, nhà trường còn tổ chức các buổi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho SV.

Bên cạnh ứng dụng không gian mạng, nhà trường còn tổ chức các buổi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho SV.

Với mục tiêu xây dựng một không gian giáo dục hạnh phúc, học tập thoải mái, lãnh đạo LHU luôn khuyến khích việc lồng ghép sáng tạo các nội dung giáo dục trong các thông tin được đăng tải trên các kênh của trường. Nội dung đăng tải có thể là một đoạn phim, một hình ảnh, một bài viết ngắn gọn,… nhưng chứa đựng các thông điệp giáo dục rõ ràng.

PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh – Phó Hiệu trưởng LHU cho biết: “Ngoài những thông tin mang tính thông báo nội bộ, chúng tôi ưu tiên đăng tải các bài viết, hình ảnh về người tốt, việc tốt, các sự kiện trọng đại của đất nước. Chẳng hạn, giới thiệu những tấm gương sinh viên vượt khó trong học tập và rèn luyện, giới thiệu những sáng kiến mới của các nhóm nghiên cứu trong trường.

Những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước (như 30/4,  2/9 và các ngày lễ khác), các kênh thông tin của LHU ưu tiên đưa tin về các sự kiện, hoặc phát động các cuộc thi trực tuyến có chủ đề liên quan; Qua đó, nâng cao hiệu quả giáo dục LTCMĐĐLS cho SV LHU. Công việc này được tiến hành thường xuyên, đều đặn và đồng bộ trên tất cả các kênh thông tin của trường nhằm đảm bảo mọi SV đều có thể tiếp cận được mọi lúc, mọi nơi”.

Xuân Mai – SV khoa Đông Phương, Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết thường tiếp nhận thông tin trên các kênh của LHU. Các thông tin được thực hiện dưới dạng bài viết hoặc một câu chuyện được kể bằng hình ảnh, bằng một đoạn phim… nên khi xem không cảm thấy ngán.

“Có những câu chuyện được chuyển tải rất tự nhiên, nhẹ nhàng, mà vẫn mang ý nghĩa giáo dục vô cùng lớn, như những sự kiện lịch sử, những tấm gương sáng từ các bạn cùng trường, những hoạt động thiện nguyện của thầy cô và các nhóm SV… đã nhắc em và sinh viên LHU nhớ về cội nguồn, về quá khứ hào hùng của cha anh và cả sự ngưỡng mộ, cảm thông cho những số phận kém may mắn. Chỉ cần đọc, soi rọi lại bản thân để biết mình cần cố gắng nhiều hơn”, Xuân Mai chia sẻ.

SV LHU tham quan, tìm hiểu về lịch sử dân tộc tại bảo tàng tỉnh Đồng Nai.

SV LHU tham quan, tìm hiểu về lịch sử dân tộc tại bảo tàng tỉnh Đồng Nai.

Môi trường ảo nhưng phản ánh đời sống thật

Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh, mạng xã hội có tính lan tỏa cực kỳ lớn, sự tương tác của sinh viên ở mức rất cao. Ngoài các hội, nhóm được lập ra phục vụ cho việc học tập, rèn luyện, kết nối GV với SV, SV với SV, SV với doanh nghiệp… thì có những nhóm được tạo ra một cách tự phát. Không gian mạng là ảo, nhưng những tác động của nó là thật, vì vậy, việc định hướng lối sống, tham vấn và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập tại trường là trách nhiệm của nhà trường và của mỗi GV.

Việc định hướng, giáo dục LTCMĐĐLS lành mạnh cho sinh viên được thực hiện đồng thời trên nhiều phương diện, thống nhất từ nhận thức tới hành động. Nhận thức đúng, đủ sẽ thúc đẩy hành động tốt. Sinh viên chịu ảnh hưởng lớn từ chính thầy, cô và bạn bè xung quanh. Việc thầy cô thể hiện văn hóa ứng xử phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội là công cụ tác động tích cực, hiệu quả đến SV 

“Điều chúng tôi luôn tin tưởng và tự hào đó là đội ngũ giảng viên của trường luôn tận tâm, tận lực, luôn hòa mình vào thế giới “ảo” để hiểu sinh viên hơn, từ đó định hướng nhận thức và hành vi sinh viên kịp thời, hình thành văn hóa ứng xử phù hợp trên không gian mạng”, Phó Hiệu trưởng LHU chia sẻ.

SV LHU thể hiện điều tâm đắc sau khi tham quan, tìm hiểu về lịch sử dân tộc tại bảo tàng.

SV LHU thể hiện điều tâm đắc sau khi tham quan, tìm hiểu về lịch sử dân tộc tại bảo tàng.

Thông tin thêm  về công tác giáo dục LTCMĐĐLS cho sinh viên, ThS Vũ Văn Tuấn – Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên LHU cho rằng với triết lý giáo dục toàn diện, nhấn mạnh yếu tố thái độ và kỹ năng sống, nhà trường luôn nhắc nhở và trang bị cho sinh viên kỹ năng lựa chọn thông tin trên mạng xã hội, nhận diện những thông tin xấu, độc, xuyên tạc lịch sử, chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước của nhân dân. Việc này được tiến hành trực tiếp thông qua các buổi nói chuyện, sinh hoạt ngoại khóa và đăng tải trên các kênh thông tin của LHU.

Thực hiện Quyết định số 1501-QĐ/TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”, Bộ GD&ĐT, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các bộ, ngành TW, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Từ năm 2015 đến nay, Bộ GD&ĐT đã chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục lý luận chính trị theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong GD đạo đức, lối sống, kỹ năng sống phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo. Việc GD, rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống cho HSSV được chú trọng lồng ghép trong giảng dạy....

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.