UAV tàng hình CH-7 Trung Quốc giống với oanh tạc cơ B-21 Raider đến kỳ lạ

GD&TĐ - Trung Quốc vừa chính thức công bố những hình ảnh đầu tiên về UAV tàng hình CH-7 của nước này.

UAV tàng hình CH-7 Trung Quốc giống với oanh tạc cơ B-21 Raider đến kỳ lạ

Như các chuyên gia quân sự lưu ý, chiếc máy bay không người lái này có nét giống với oanh tạc cơ chiến lược tàng hình B-21 Raider của Mỹ, điều này đã làm dấy lên một làn sóng tranh luận về nguồn gốc công nghệ của nó.

"CH-7 của Trung Quốc được thiết kế cho các chuyến bay tầm cao và thời gian dài, nhiệm vụ của nó bao gồm trinh sát, thu thập thông tin và tấn công chính xác vào các mục tiêu quan trọng".

"Chiếc CH-7 có chiều dài khoảng 10 m, sải cánh 22 m, nó được trang bị một động cơ phản lực cánh quạt đơn, cho phép đạt tốc độ hành trình Mach 0,5 - 0,6 và vận tốc tối đa Mach 0,75"

"Chiếc phi cơ này có thể hoạt động ở độ cao lên tới 13.000 mét, khả năng hoạt động liên tục trong khoảng 15 giờ và tầm bay 2.000 km. Trọng lượng cất cánh tối đa của CH-7 là 13.000 kg và khoang vũ khí bên trong được thiết kế để giảm tín hiệu phản xạ radar cũng như hỗ trợ khả năng tàng hình", ấn phẩm Army Recognition cho biết.

fa811efd-8147-4d90-a942-ba69ac7d0fd8.jpg
Máy bay không người lái tấn công tàng hình CH-7 do Trung Quốc chế tạo rất giống với chiếc B-21 Raider của Mỹ.

Theo đánh giá, việc giới thiệu CH-7 nhấn mạnh mong muốn của Trung Quốc trong việc mở rộng khả năng của máy bay không người lái và tích hợp phương tiện nói trên vào một chiến lược quân sự rộng lớn hơn.

Tuy nhiên sự giống nhau đáng kinh ngạc giữa CH-7 với máy bay ném bom chiếc lược B-21 Raider một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi về nguồn gốc những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc.

Các chuyên gia nhớ lại rằng trong nhiều năm, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã bị cáo buộc thực hiện kỹ thuật thiết kế ngược và mua lại công nghệ nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ, để đẩy nhanh tốc độ phát triển của chính mình.

"Xu hướng này đang được nhìn thấy trong nhiều chương trình phòng thủ khác nhau, bao gồm tiêm kích tàng hình J-20 và máy bay vận tải Y-20. Những điểm tương đồng với các phương tiện của Mỹ như F-22 và Y-20 đặt ra câu hỏi về mức độ các nhà máy quốc phòng Trung Quốc dựa vào thiết kế nước ngoài" tờ Army Recognition nói thêm.

Tuy nhiên hiện nay Trung Quốc bác bỏ mọi suy đoán về vấn đề này, nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp quốc phòng của họ hoàn toàn độc lập để cung cấp cho quân đội những sản phẩm công nghệ cao của riêng mình.

Các chuyên gia quân sự phương Tây không thể bác bỏ những lập luận này một cách thuyết phục. Vì vậy họ chỉ có thể khẳng định thực tế là Trung Quốc đang điều chỉnh công nghệ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu chiến lược cụ thể.

"Sự kết hợp giữa thích ứng và đổi mới đã cho phép Trung Quốc nhanh chóng thu hẹp khoảng cách công nghệ với các nước phương Tây trong những lĩnh vực quan trọng như tàng hình, hệ thống không người lái và khả năng tấn công tầm xa", tờ Army Recognition kết luận.

Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider của Mỹ bay thử nghiệm.
Theo Аrmy Recognition

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Đặng Khắc Bình (thứ 4 từ phải sang) chụp hình kỷ niệm cùng học trò. Ảnh: NVCC

Vần thơ xanh thầm

GD&TĐ - Khi tôi viết những dòng này thì thầy đang phải vận lộn chiến đấu để chống lại căn bệnh ung thư phổi quái ác.