Đóng loạt tàu phá băng hạt nhân lớn và mạnh nhất thế giới

GD&TĐ - Nga sẽ chế tạo loạt tàu phá băng hạt nhân thế hệ mới để kiểm soát chặt hơn khu vực Bắc Cực.

Đóng loạt tàu phá băng hạt nhân lớn và mạnh nhất thế giới

"Đến năm 2030, Nga sẽ có 7 tàu phá băng hạt nhân thế hệ mới", điều này đã được người đứng đầu Tập đoàn đóng tàu thống nhất (USC) - ông Andrei Puchkov công bố trong lễ hạ thủy tàu phá băng hạt nhân đa năng mang tên Chukotka.

Hiện nay tại các nhà xưởng của Nhà máy đóng tàu Zvezda, việc chế tạo tàu phá băng hạt nhân mới nhất - chiếc Rossiya hiện đang được tiến hành với công suất lò phản ứng 120 MW.

Ngoài ra theo người đứng đầu Bộ Công Thương Liên bang Nga - ông Anton Alikhanov, Moskva có kế hoạch chế tạo thêm 4 tàu phá băng diesel-điện tại chính nhà máy đóng tàu nói trên.

tau-pha-bang-nga1-01.jpg
Nga sẽ duy trì vị trí số một thế giới về sở hữu hạm đội tàu phá băng lớn và mạnh nhất thế giới.

Mới đây Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham gia lễ hạ thủy tàu phá băng Dự án 22220 Chukotka thông qua cầu truyền hình. Đây là tàu phá băng hạt nhân lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới. Chiếc Chukotka" được đóng tại Nhà máy đóng tàu Baltic, khách hàng là Tập đoàn Năng lượng nguyên tử nhà nước Rosatom.

"Việc tạo ra những con tàu hiện đại, mạnh mẽ như vậy là một minh chứng khác cho tiềm năng công nghiệp, khoa học, nhân lực và công nghệ của Nga. Đây chính xác là cách toàn bộ nền kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở công nghệ và giải pháp khoa học đột phá của riêng mình", ông Putin lưu ý.

Người đứng đầu Điện Kremlin cũng cho biết, các tàu phá băng của Nga sẽ đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của các vùng lãnh thổ Bắc Cực, cũng như sự tăng trưởng của dòng chảy thương mại dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc.

Theo nhiều chuyên gia phân tích, Nga cần khẩn trương thực hiện kế hoạch của mình khi Mỹ và các đồng minh NATO, thậm chí cả Trung Quốc cũng đang cho thấy ý định tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực.

Tàu phá băng Arktika thuộc Dự án 22220 của Nga bắt đầu chạy thử nghiệm.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ