Tuyên truyền bảo vệ Tê giác trong trường học

GD&TĐ -Ngày 23/9, học sinh Trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận, TPHCM) đã "cháy" hết mình cùng với những tiết mục văn nghệ, thuyết trình,... nằm trong khuôn khổ của hội thi Tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác và bảo vệ động vật hoang dã trong học sinh do trường tổ chức.

Tuyên truyền bảo vệ Tê giác trong trường học

Có thể thấy, động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy, tất cả chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển.

Được khởi xướng bởi Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Nam Phi (WWF-Nam Phi) vào năm 2010, Ngày Tê giác Thế giới (22/9) đã trở thành một sự kiện toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức cho mọi thành phần trong xã hội và tăng cường hợp tác để cùng chung tay bảo tồn các quần thể Tê giác ít ỏi còn lại trên hành tinh chúng ta.

Sự sôi động của những tiết mục tiểu phẩm, nhảy flashmob của các lớp khối 11
Sự sôi động của những tiết mục tiểu phẩm, nhảy flashmob của các lớp khối 11

Tê giác là một trong "Big Five" mang tính biểu tượng, mang lại doanh thu du lịch cho các quốc gia nơi chúng sinh sống và truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của con người cũng như khuyến khích sự yêu thích đối với thiên nhiên.

Những động vật có vú lớn như tê giác và voi cũng là kiến trúc sư của hệ sinh thái, giúp cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, tê giác là loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Mối đe dọa lớn nhất đối với tê giác là việc bị săn bắn bất hợp pháp. Nhu cầu tiêu dùng sừng tê giác ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam khiến giá cả của sừng tê giác tăng lên rất cao.

Điều này làm cho những kẻ săn trộm tê giác lấy sừng mờ mắt trước sức cám dỗ của đồng tiền và càng ra sức săn bắn tê giác lấy sừng bán sang châu Á. Do nhu cầu sử dụng sừng tê giác tăng lên, nạn săn trộm tê giác cũng đã tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây.

Thông điệp gửi tới mọi người
Thông điệp gửi tới mọi người

Sự đồn thổi về công dụng chữa bệnh, làm thuốc từ sản phẩm của các loài động vật hoang dã như sừng tê giác tại một một số quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam đã góp phần làm tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm này, thúc đẩy các hoạt động săn bắn và buôn bán trái phép động thực vật hoang dã xuyên quốc gia, đẩy một số loài động thực vật hoang dã đến bờ vực tuyệt chủng.  

Một tiểu phẩm của học sinh
 Một tiểu phẩm của học sinh

Học sinh đã thể hiện rất tốt và linh hoạt trong việc tìm hiểu và tuyên truyền thông điệp bảo vệ tê giác, nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã, những kiến thức cơ bản về loài tê giác, sừng tê giác. Thông qua các phần thi kiến thức, hỏi đáp và những phần thi thuyết trình bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt, HS đã cho thấy sự hiểu biết cùng ý thức bảo vệ động vật hoang dã.

Phần thi tìm hiểu kiến thức
 Phần thi tìm hiểu kiến thức

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ