Tuổi trẻ Công an tỉnh Sóc Trăng phát động "tiết kiệm mỗi ngày 200 đồng"

GD&TĐ - Chiều ngày 10/5, tuổi trẻ Công an tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ phát động thực hiện mô hình “Thanh niên Công an Sóc Trăng tiết kiệm mỗi ngày 200 đồng, vì đàn em thân yêu”.

Tuổi trẻ Công an tỉnh Sóc Trăng phát động "tiết kiệm mỗi ngày 200 đồng"

Thực hiện kế hoạch của Ban chấp hành Đoàn Bộ Công an về việc Đề án “Tuổi trể lực lượng Công an nhân dân hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh khó tới trường” (gọi tắt là Đề án “Cùng em đến trường”), giai đoạn 2018 - 2022, với mục tiêu phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của đoàn viên thanh niên trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em; góp phần khắc phục khó khăn về điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, đồ dùng học tập... để các em học sinh được đến trường; giảm tỷ lệ trẻ em không được đi học, có nguy cơ phải nghỉ học.

Trung úy Huỳnh Thanh Phong, Phó Bí thư Đoàn Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Được sự đồng ý của Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh, tuổi trẻ chúng tôi thực hiện mô hình với nội dung 100% cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong toàn lực lượng tham gia tiết kiệm mỗi ngày 200 đồng đóng góp tạo quỹ hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tới trường.

Thời gian thực hiện mô hình bắt đầu từ ngày 1/5 đến hết ngày 31/12/2019 với sự tham gia của trên 1.200 người. Số tiền này dẽ được sử dụng vào các mục đích như đóng góp, hỗ trợ xây dựng 1 “Ngôi nhà 19/8” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

Hỗ trợ học bổng, đồ dùng học tập, điều kiện sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe cho thiếu nhi; duy trì, nhận đỡ đầu, hỗ trợ cho các em học sinh với mức 300.000đ/em/tháng”.

Với nguồn kinh phí tiết kiệm 200 đồng/1 ngày/người, được thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 12/2019 này, tuổi trẻ Công an tỉnh Sóc Trăng sẽ triển khai nhiều hoạt động hướng tới trẻ em có hoàn cảnh khó khăn gồm con em cán bộ chiến sỹ trong ngành có hoàn cảnh khó khăn; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như mồ côi cha, mẹ; sống trong các hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo; bị khuyết tật hoặc các bệnh hiểm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, từ nguồn kinh phí tiết kiệm này sẽ được dùng để hỗ trợ đồ dùng học tập; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, khu vui chơi cho trẻ em tại các điểm trường khó khăn.

Trung úy Nguyễn Văn Quấn (Phòng An ninh đối nội) cho biết: “Hiện nay ở nhiều địa phương vẫn còn không ít trẻ có hoàn cảnh khó khăn, đường đến trường của các em khá chông chênh, rất cần sự tiếp sức của cộng đồng.

Chúng tôi sẽ quán triệt, triển khai thực hiện chương trình đến tất cả cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong đơn vị mình để góp phần hỗ trợ, khắc phục những khó khăn để các em có điều kiện tốt hơn trong học tập.

Theo tôi, việc tham gia thực hiện mô hình này đã góp phần nêu cao tinh thần trách nhiệm, giáo dục, rèn luyện lối sống có trách nhiệm, ý thức tập thể, tinh thần tương thân tương ái và thói quen tiết kiệm trong mỗi đoàn viên thanh niên nói chung, trong lực lượng thanh niên công an nói riêng, góp phần xây dựng hình ảnh người thanh niên Công an nhân dân xung kích, sáng tạo, chủ động, bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.