Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam (9/1/1950 – 9/1/2024)

Từ giải thưởng 'Sao tháng Giêng' đến sĩ quan mũ nồi xanh

GD&TĐ - Có những sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy tài năng, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Thượng tá Tuấn (thứ 4 từ trái qua) thực thi nhiệm vụ GGHB tại Nam Sudan. Ảnh: NVCC
Thượng tá Tuấn (thứ 4 từ trái qua) thực thi nhiệm vụ GGHB tại Nam Sudan. Ảnh: NVCC

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, có những sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy tài năng, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thượng tá Trương Anh Tuấn - Phó Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam là một trong những người như thế.

Thời thanh niên sôi nổi

Sinh ra và lớn lên tại Yên Bái, Thượng tá Trương Anh Tuấn luôn nỗ lực vươn lên để hoàn thiện bản thân. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng, phương pháp giảng dạy ở Đại học Melbourne (Australia) năm 2006; Tiến sĩ giáo dục về xây dựng chương trình và giảng dạy tại Đại học Missouri-Columbia (Hoa Kỳ) năm 2014.

Năm 2013, Trương Anh Tuấn cùng 31 du học sinh Việt Nam thành lập Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đây là Hội Thanh niên Sinh viên duy nhất được Chính phủ Hoa Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ công nhận chính thức về tư cách là tổ chức phi lợi nhuận hợp pháp.

Hàng năm, Hội đều tổ chức nhiều sự kiện ý nghĩa, trong đó có sự kiện “Vòng tay nước Mỹ”, nhằm kết nối du học sinh Việt Nam trên 50 bang của nước Mỹ và duy trì hoạt động hiệu quả cho đến nay. Vì vậy, năm 2015, anh được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tặng giải thưởng “Sao tháng Giêng” - một giải thưởng cao quý dành cho các học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc.

Tháng 1/2015, Trương Anh Tuấn nhận công tác tại Cục Gìn giữ hòa bình (Cục GGHB) Việt Nam. Từ đây, anh khoác trên mình bộ quân phục sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và mang chiếc mũ nồi xanh với sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Là một sĩ quan có phương pháp tư duy và thích ứng nhanh, Trương Anh Tuấn được cử tham gia các hoạt động của Cục GGHBViệt Nam ở nước ngoài. Từ tháng 7/2015 đến tháng 7/2016, anh được cử làm sĩ quan liên lạc tại Malakal và Renk thuộc Phân khu Bắc, Phái bộ GGHB Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Nam Sudan. Tháng 10/2018, anh tham gia đoàn tiền trạm của Bộ Quốc phòng nhằm hỗ trợ triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 (BVDC2.1) đầu tiên của Việt Nam tới Phái bộ Nam Sudan.

Tháng 5/2019, anh tham gia đoàn làm việc của Cục GGHB Việt Nam tới khảo sát Phái bộ Huấn luyện của Liên minh châu Âu tại Cộng hòa Trung Phi (EUTM) và tới Phái bộ GGHB Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung phi (MINUSCA). Tháng 10/2019, anh tham gia đoàn tiền trạm lần 2 nhằm hỗ trợ luân chuyển BVDC2.1 và BVDC2.2, tại Phái bộ Nam Sudan.

Thượng tá Tuấn (giữa) chỉ huy diễn tập thực địa đa phương về GGHB LHQ do Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì tổ chức tháng 9/2023. Ảnh: NVCC

Thượng tá Tuấn (giữa) chỉ huy diễn tập thực địa đa phương về GGHB LHQ do Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì tổ chức tháng 9/2023. Ảnh: NVCC

Tâm huyết và sáng tạo

Với vai trò là Phó Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Cục GHHB Việt Nam, Thượng tá Trương Anh Tuấn đã giúp lãnh đạo Cục GGHB Việt Nam và Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện tổ chức triển khai các hoạt động huấn luyện GGHB. Qua đó, trang bị cho lực lượng mũ nồi xanh của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam những kiến thức GGHB, kỹ năng cần thiết và theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc trước khi triển khai; từng bước xây dựng Trung tâm Huấn luyện làm nòng cốt hướng tới cơ sở huấn luyện về GGHB Liên Hợp Quốc có chất lượng cao trong và ngoài khu vực.

Anh cho biết: Liên Hợp Quốc hướng dẫn chung về công tác huấn luyện GGHB; có quy trình hoạt động chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí chặt chẽ. Trong công tác huấn luyện rất cần mô phỏng điều kiện thực tiễn ở các phái bộ GGHB Liên Hợp Quốc, áp dụng vào môi trường huấn luyện trong nước, tạo trải nghiệm gần giống thật ở mức cao nhất, giảm thiểu bỡ ngỡ, có thể chuyển trạng thái thích ứng ngay, rút ngắn thời gian huấn luyện và huấn luyện bổ sung.

Để khắc phục khó khăn trong công tác huấn luyện, từ những kinh nghiệm thực tế của cá nhân, anh cùng các sĩ quan thuộc Cục GGHB Việt Nam luôn chủ động trong công tác kế hoạch, sẵn sàng thích ứng; từng bước bố trí các khu vực huấn luyện thực địa tương đối hợp lý, thiết kế kịch bản tình huống, cập nhật giáo trình tài liệu cho sát thực tế.

Đồng thời đề nghị các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng cũng như các đối tác quốc tế về GGHB hỗ trợ, giúp đỡ về phương tiện, ngoại ngữ… để phục vụ huấn luyện, như cơ sở vật chất giảng đường, xe cứu thương số sàn 2 cầu, máy bay trực thăng, hành tổng hợp với các trang bị, phương tiện của BVDC và Đội Công binh... Cùng với đó huấn luyện các kỹ năng quan trọng cho các lực lượng tham gia GGHB như: Nhóm kỹ năng sinh tồn; Nhóm kỹ năng mềm và một số kỹ năng khác…

Mới đây, sau khóa tu nghiệp tại Hoa Kỳ, Thượng tá Trương Anh Tuấn cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc vai trò tham gia Tổ đạo diễn cuộc diễn tập thực địa đa phương về GGHB Liên Hợp Quốc lần đầu tiên do Việt Nam đồng chủ trì với Nhật Bản tổ chức, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra từ 13/9 đến 21/9/2023.

Cuộc diễn tập có quy mô lớn về lực lượng tham gia và trang thiết bị nằm trong khuôn khổ Chương trình đánh giá năng lực cho lực lượng chuẩn bị tham gia hoạt động GGHB Liên Hợp Quốc. Nhóm chuyên gia GGHB Chu kỳ 4 (2021-2023) trong khuôn khổ ADMM+ này được coi là một sự kiện đặc biệt chưa từng có.

Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, Thượng tá Trương Anh Tuấn cho biết, anh đang viết một cuốn sách bằng tiếng Anh về những kỷ niệm trong các chuyến đi công tác và những kinh nghiệm rút ra từ nhiệm kỳ làm sĩ quan liên lạc GGHB Liên Hợp Quốc để làm tư liệu tham khảo cho các sĩ quan trẻ trong lực lượng GGHB Liên Hợp Quốc của Việt Nam.

Ngoài giờ huấn luyện, Thượng tá Trương Anh Tuấn dành thời gian chăm sóc cho cây Baobab mà anh đã mang hạt giống từ châu Phi về ươm trồng tại cơ quan Cục GGHB Việt Nam đến nay đã được 8 năm tuổi. Anh nói: “Baobab là biểu tượng tiêu biểu của châu Phi, của nỗ lực vươn lên, thích ứng với môi trường, của sự trường tồn và hòa bình. Cây được trồng phía trong cổng mang biểu tượng “canh gác”, duy trì hòa bình và mang lại bình an”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

mua Mũ phớt nam giá tốtĐặt hàng iPhone 16 Plus trả góp 0%Cập nhật xổ số 100 ngày liên tiếp Lò hơi là gì Bếp từ công nghiệp đôi Địa chỉ bán tủ cấp đông nội địa Nhật Địa chỉ cung cấp thiết bị công nghiệp Máy rửa bát Bosch đức chính hãng