Trượt đại học không phải là dấu chấm hết

GD&TĐ - Khi mơ ước và nguyện vọng của con cùng những kỳ vọng của gia đình phải tạm dừng bước trước cánh cổng của trường đại học thì cũng đừng vì điều này mà chán nản. Bởi thành công thực sự chỉ mỉm cười với những ai biết học cách chăm chỉ, dũng cảm chấp nhận thất bại và biết rút ra bài học sau những lần vấp ngã.  

Trượt đại học không phải là dấu chấm hết

Khi mơ ước không thành

Sau mỗi một kỳ thi quan trọng có nhiều thí sinh hân hoan trong niềm hạnh phúc, nhưng cũng không ít những thí sinh rơi vào nỗi buồn của sự thất vọng. Sau khi biết điểm của Kỳ thi THPT quốc gia 2017, sự trải lòng của một thí sinh tại Nam Định đã nhận được rất nhiều cảm thông. Những dòng tâm sự đó ẩn chứa nỗi buồn khi bạn thi trượt đại học. Thí sinh ấy cũng có lúc rơi vào bế tắc tuyệt vọng, nhưng thật may mắn bạn cũng đã tìm thấy cho mình điểm tựa để rồi biết vượt lên trên thực tại. “Người chị” mà bạn quen trong lớp ôn thi đại học đã đưa ra những lời an ủi động viên để bạn biết sống có trách nhiệm hơn cho tương lai phía trước.

Đặc biệt trong đó những lời chia sẻ của bạn về tình thương với người mẹ của mình đã khiến mọi người thực sự xúc động. Thí sinh này đã trải lòng trên trang Facebook cá nhân: “Mình chỉ thương mẹ mình, áp lực từ xã hội và đồng nghiệp của mẹ. Mẹ mình là giáo viên dạy cấp 2, nên khá đề cao việc học hành thi cử. Mẹ mình đã từng bị mọi người soi mói, chỉ trỏ, to nhỏ cách đây 6 năm khi anh mình thi đại học. Anh mình tên L.V.A từng là học sinh Trường THPT X, học A1. Học một lúc hai đội tuyển Toán, Lý. Vậy mà anh thi đại học chỉ được 18,5 điểm cả cộng, anh nhốt mình không ra ngoài một tháng, cuối cùng anh đủ điểm vào ĐH Giao thông Vận tải, đã ra trường và lương khá cao…

Bây giờ mình mới hiểu cảm giác của anh mình như thế nào, mọi thứ những dòng này hãy tha thứ, thoải mái, bình tĩnh khi bọn mình trượt đại học. Hãy nghĩ theo chiều hướng khác, bỏ qua đàm tiếu của xã hội vượt lên chính mình. Mọi thứ đã chấm dứt từ lâu rồi, nên điểm không quá mức quan trọng, đừng tự dằn vặt bản thân. Những bạn điểm cao nên chọn trường phù hợp với mình những bạn trượt như mình hãy tươi tỉnh lên, suy nghĩ về tương lai của mình, suy nghĩ cho bố mẹ đừng suy nghĩ dại dột, một nỗi đau đã đủ với cha mẹ rồi đừng làm khổ bố mẹ vì những suy nghĩ dại dột nữa các cậu nhé!”.

Cảm thông và đồng hành cùng con

Những nỗi buồn, sự trách móc bản thân khi thi trượt khiến cho nhiều thí sinh thất vọng trước ngưỡng cửa tương lai. Thậm chí, có những thí sinh do không vượt qua cú sốc lớn lại không nhận được sự động viên kịp thời của gia đình đã tìm đến những giải pháp tiêu cực. Tâm sự của bạn thí sinh trên được viết ra khi em đã giải tỏa được tâm lý, biết nhận ra điều gì là quan trọng hơn cả đối với cuộc sống của em và những người thân xung quanh mình. Tuy nhiên, bên cạnh em chắc chắn cũng còn nhiều thí sinh vẫn chưa thoát ra được sự tự ti của bản thân. Những lúc thất bại đầu đời này các em rất cần sự quan tâm, nâng đỡ về tinh thần của những người thân yêu trong gia đình. Bởi vậy khi con rơi vào tâm trạng buồn khổ nhất, cha mẹ nên là chỗ dựa vững chắc cho con có thể vượt qua sự tự ti của bản thân.

Trượt đại học các con nên làm gì? Đó là câu hỏi mà cha mẹ cũng cần cùng con định hướng cho con đường phía trước. Cha mẹ hãy cho con hiểu cánh cửa này khép lại thì sẽ có những cánh cửa khác mở ra miễn là con có nghị lực và biết nhìn nhận rõ năng lực của mình.

Theo chuyên gia tư vấn của tổng đài tâm lý Thành Đạt 19006222, các phụ huynh đừng tạo áp lực thêm cho con cái. Bởi bản thân các em đã chịu áp lực trong cả năm lớp 12 khi học dồn dập và thường xuyên trải qua các kỳ thi. Cha mẹ hãy lưu ý, các em mới chỉ là những đứa trẻ mới trưởng thành. Dù có thi đại học hay học nghề, cha mẹ cần phải là người giúp các em hồi phục tâm lý thay vì tạo thêm áp lực.

Chọn lựa bất kỳ con đường nào sau khi rớt đại học cũng cần để tâm lý các em vững chãi, bình tĩnh hướng đến kế hoạch mà tự các em sẽ vạch ra cho bản thân. Vì thế, cha mẹ cũng phải tư duy tích cực trước khi giúp cho con cái phục hồi về tâm lý. Đây cũng là khoảng thời gian mà các em cần cha mẹ hơn bao giờ hết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.