Trường THPT vừa phòng dịch vừa tập trung ôn thi cho HS cuối cấp

GD&TĐ - Số ca nhiễm Covid-19 tăng lên, nhiều trường học yêu cầu học sinh đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 2K để phòng chống dịch bệnh.

Cô trò Trường THPT Đống Đa (TP. Hà Nội).
Cô trò Trường THPT Đống Đa (TP. Hà Nội).

Dạy bù cho học sinh cuối cấp bị mắc Covid-19

Hiện này, học sinh lớp 12 bắt đầu bước vào giai đoạn tăng tốc để ôn thi nước rút cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Do đó để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh, phòng chống dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào trường học nhiều trường THPT đã yêu cầu học sinh đến trường đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 2K.

Tại Trường Trung THPT Đống Đống Đa (TP. Hà Nội), thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, hướng dẫn của Bộ Y tế; nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học.

Cô Trần Thị Bích Hợp - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Để công tác phòng, chống dịch hiệu quả, chúng tôi tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh. Tại các lớp, nhà trường trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn; lớp học thông thoáng, luôn vệ sinh, khử khuẩn hàng ngày.

Chúng tôi khuyến khích học sinh, giáo viên đeo khẩu trang trong lớp; bắt buộc phải đeo khẩu trang tại nơi công cộng theo Hướng dẫn của Bộ y tế. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên cập nhật thông tin tình hình sức khoẻ của giáo viên, học sinh; tiếp tục thực hiện tiêm vắc xin phòng, chống Covid tại các cơ sở y tế”.

Cô Hợp cũng cho biết thêm: “Riêng đối với học sinh lớp 12, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến sức khoẻ của học sinh, thường xuyên nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn quan tâm, nắm bắt tình hình của mỗi học sinh. Nhắc nhở các em ngoài việc học phải chú trọng đến sức khoẻ”.

“Đối với những học sinh lớp 12 cũng như các khối lớp 10 và 11 khi học sinh mắc Covid-19 phải nghỉ học, ngay khi đi học trở lại nhà trường sẽ bố trí giáo viên kèm cặp, bổ sung kiến thức để các em theo kịp chương trình”, cô Hợp cho biết thêm.

Không để người ngoài vào trường

Tại Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), nhà trường đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho học sinh, giáo viên, cán bộ về phòng chống dịch Covid-19. Hằng ngày, trên loa phát thanh của nhà trường đều thông báo nhắc nhở.

Cô trò Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn).

Cô trò Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn).

Theo chia sẻ của cô Vương Xuân Thuận - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Ngoài việc tuyên truyền, đối với công tác phòng dịch nhà trường cũng mua thêm nước khử khuẩn đặt ở các lớp để học sinh sát khuẩn, mua que test để dự phòng khi phát hiện có học sinh biểu hiện ho, sốt bất thường”.

Với đặc thù là trường nội trú do đó, nhà trường kiểm soát chặt việc người lạ ra vào phòng. Thực phẩm hàng ngày vào bếp ăn bán trú sẽ do nhân viên nhận từ cổng sau đó mới đưa vào bếp.

Cô Vương Xuân Thuận nói: “Học sinh lớp 12 đang bước vào giai đoạn ôn thi quan trọng, vì vậy đảm bảo an toàn, sức khoẻ là vấn đề mà chúng tôi đặt lên hàng đầu. Do vậy, chúng tôi cũng nhắc nhở nhà bếp phải chú trọng đến dinh dưỡng hằng ngày cho học sinh. Đa dạng món ăn, bổ sung đầy đủ chất để các em có có đủ dinh dưỡng và thể trạng tốt trong quá trình ôn tập”.

Cô Vương Xuân Thuận cho biết thêm, hiện tại nhà trường theo dõi sát sao quá trình ôn luyện của học sinh. Bước vào những tháng “nước rút”, học sinh tiến bộ chậm, thậm chí có nguy cơ trượt tốt nghiệp, sẽ chuyển từ phương pháp ôn luyện tập trung sang phương pháp kèm riêng một cô – một trò. Các buổi ôn luyện là miễn phí.

“Học sinh lớp 12 năm nay đã có gần 2 năm học trực tuyến vì dịch Covid-19 nên tương đối thông thạo các ứng dụng học tập trên Internet. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lập nhóm zalo từng lớp, có giáo viên bộ môn, để học sinh trao đổi khó khăn trên lớp. Nhà trường khuyến khích thầy cô giao bài, chữa bài qua các phần mềm giao bài tập trực tuyến cho học sinh. Qua đó, học sinh có thể nâng cao khả năng tự học, nhận ra những hạn chế của bản thân để trau dồi”, cô Thuận chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...