Trung ương Đoàn tập trung triển khai các hoạt động tình nguyện khắc phục hậu quả sau lũ

GD&TĐ - Để khắc phục hậu quả sau lũ, thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại về nhà và người do lũ tại xã Kim Nọi và thị trấn Mù Cang Chải, Trung ương Đoàn đã huy động nguồn lực, tập trung triển khai hoạt động tình nguyện khắc phục hậu quả sau lũ.

Anh Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam chia sẻ với những mất mát của bà con nhân dân xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Anh Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam chia sẻ với những mất mát của bà con nhân dân xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
 Trung ương Đoàn tập trung triển khai các hoạt động tình nguyện khắc phục hậu quả sau lũ ảnh 1 Trung ương Đoàn tập trung triển khai các hoạt động tình nguyện khắc phục hậu quả sau lũ ảnh 2 Trung ương Đoàn tập trung triển khai các hoạt động tình nguyện khắc phục hậu quả sau lũ ảnh 3 Trung ương Đoàn tập trung triển khai các hoạt động tình nguyện khắc phục hậu quả sau lũ ảnh 4 Trung ương Đoàn tập trung triển khai các hoạt động tình nguyện khắc phục hậu quả sau lũ ảnh 5
Trong chương trình làm việc tại huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), sáng 06/8/2017, anh Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đoàn công tác của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã có buổi làm việc với Tỉnh Đoàn Yên Bái, Huyện Đoàn Mù Cang Chải về công tác khắc phục hậu quả sau lũ, thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại về nhà và người do lũ tại xã Kim Nọi và thị trấn Mù Cang Chải…

Sẻ chia khó khăn, mất mát

Trời mưa tầm tã. Mất cả tiếng đồng hồ, Đoàn công tác của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam mới vượt qua được những dốc núi, khe suối và con đường lầy lội dài khoảng 4 km để đến với bản Kháo Giống, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải để chia sẻ với những khó khăn, mất mát với bà con nhân dân nơi địa phương.

Bí thư Đoàn xã Kim Nọi, Giàng A Hành, người đưa Đoàn công tác vào bản vừa đi, vừa chia sẻ, cả bản có hơn 40 hộ, trong đó có 5 hộ mất toàn bộ nhà cửa, tài sản; 05 người chết và mất tích. Chỉ cho Đoàn công tác nơi trước đây là 05 ngôi nhà ven bờ suối, bây giờ nhìn không ra, nơi đây đã từng có nhà, bởi gỗ, đá ngổn ngang, anh Giàng A Hành không tránh khỏi xót xa...

Đến gia đình Giàng Páo Sử, chỉ còn bà mẹ già và cô em dâu cùng các cháu đang ngồi ở cửa. Người nhà anh cho biết, từ hôm xảy ra lũ quét đến nay, gia đình chìm trong khung cảnh tang tóc mất đứa con trai 15 tuổi. Mỗi sáng sớm đến tối mịt, vợ chồng Sử lại đội mưa ra khỏi nhà để đi tìm kiếm con trai.

Anh Nguyễn Phi Long thăm và động viên em Giàng A Có (15 tuổi) ở xã Kim Nọi, một trong những nạn nhân bị thương nặng nhất đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Nghĩa Lộ.

Cũng ở bản Kháo Giống và là anh em với nhà Giàng Páo Sử, vợ chồng anh Giàng A Mùa đang trong những ngày đau thương nhất với nỗi đau mất hai con trai lớn.

Gương mặt thẫn thờ, anh Mùa kể: “Hai đứa chúng nó cùng với con nhà anh em họ lên rừng chăn trâu. Mọi lần chiều, chúng đề về ăn cơm, ngủ nhà rồi sớm mai lên chăn tiếp.

Nhưng hôm đó, chúng ngủ lại trên rừng cho đến giờ không về nữa”. Anh Mùa cũng cho biết, từ hôm xảy ra tai nạn đến giờ, anh và anh em họ hàng đi tìm con và các cháu, nhưng tìm trong vô vọng. “Hôm qua, mình mới tìm được đứa con trai lớn bị nước cuốn sang mãi Than Uyên cách đây 60 km và được huyện an táng, chôn cất nhanh gọn. Còn đến giờ đứa thứ hai vẫn chưa tìm ở đâu”. – anh Mùa ngẹn ngào.

Tại trường Bán trú THCS và Tiểu học Kim Nọi, nơi “tá túc” của những gia đình bị lũ cuốn trôi nhà, chị Giàng Thị Dinh (bản Kháo Giống) vừa khóc, vừa chia sẻ, gia đình bị cuốn trôi hết nhà cửa, tài sản và có một người bị mất tích, đến nay vẫn chưa tìm thấy.

Nhà anh Sử và anh Mùa và chị Dinh là 03 trong số hàng chục hộ gia đình ở hộ gia đình ở Mù Cang Chải bị thiệt hại về người, nhà cửa, tài sản. Thay mặt Đoàn công tác, anh Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã chia sẻ và động viên các gia đình sớm vượt qua những đau thương, mất mát sớm ổn định; trao số tiền hỗ trợ 3 triệu đồng cho mỗi gia đình bị mất nhà cửa; trao tiền hỗ trợ 3 triệu đồng cho người thân của mỗi trường hợp bị chết, mất tích.

Trong buổi sáng cùng ngày, Đoàn công tác đã đến thăm những người bị thương trong cơn lũ vừa qua tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mù Cang Chải. Đoàn công tác đã trao mỗi người một suất quà (01 triệu tiền mặt)…

Trong 02 ngày 5-6/8, Đoàn công tác của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội đã kịp thời thăm hỏi, động viên và hỗ trợ kinh phí cho 50 hộ dân (mỗi hộ 3 triệu đồng) bị mất nhà cửa, tài sản do lũ quét; hỗ trợ người thân 14 người bị chết, mất tích (mỗi suất 3 triệu đồng) tại Mù Cang Chải để sớm ổn định cuộc sống sau lũ; hỗ trợ trường Tiểu học và Trung học cơ sở thị trấn và trường Mầm non Hoa Lan (mỗi trường 20 triệu đồng)…

Tổng kinh phí hỗ trợ là gần 300 triệu đồng. Đó là tình cảm của tuổi trẻ cả nước hướng về bà con nhân dân bị thiệt hại do lũ ở Mù Cang Chải.

Hoãn Đại hội, tập trung tình nguyện tại chỗ

Trước đó, vào buổi sáng 6/8, anh Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã có buổi làm việc với Tỉnh Đoàn Yên Bái và Huyện Đoàn Mù Cang Chải về công tác khắc phục hậu quả do lũ và công tác tổ chức Đại hội Đoàn của huyện.

Anh Nguyễn Phi Long, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh Đoàn Yên Bái và Huyện Đoàn Mù Cang Chải.

Báo cáo với Đoàn công tác, anh Phạm Đức Thịnh, Bí thư Huyện Đoàn Mù Cang Chải cho biết, trong số 50 gia đình có nhà cuốn trôi hoàn toàn có 71 đối tượng là thanh thiếu nhi. Trong 3 ngày qua, Huyện Đoàn đã huy động hơn 1.000 lượt ĐVTN ở thị trấn Mù Cang Chải, xã Kim Nọi tham gia tình nguyện dọn dẹp vệ sinh ở những nơi không làm được bằng máy móc. Trong thời gian tới, sẽ chỉ đạo các cơ sở Đoàn tiếp tục duy trì hoạt động tình nguyện tại chỗ để tham gia dọn dẹp, vệ sinh các trường học, cũng như các cơ quan…

Liên quan đến việc tổ chức Đại hội, anh Thịnh cho biết thêm, đến trước ngày 3/8, Huyện Đoàn đã chuẩn bị xong các điều kiện để tổ chức Đại hội (dự kiến Đại hội vào ngày 9,10/8), nhưng do tình hình lũ lụt, nên đã đề nghị với Thường trực Tỉnh Đoàn, Huyện ủy xin lùi thời gian tổ chức Đại hội.

Chị Đoàn Thị Thanh Tâm, Bí thư Tỉnh Đoàn – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Yên Bái cho biết, ngay khi nhận được tin lũ, Thường trực Tỉnh Đoàn đã cử đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn vào chỉ đạo Huyện Đoàn tổ chức các hoạt động tình nguyện hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân.

Đồng thời, chuẩn bị đội hình tình nguyện thuộc Cơ quan Tỉnh Đoàn sẵn sàng vào tăng cường, hỗ trợ. Cử đầu mối tiếp nhận hỗ trợ nhân lực, vật lực cho huyện. Trước mắt sử dụng lực lượng tình nguyện tại chỗ, còn sau này xem xét tiếp nhận các đội hình tình nguyện từ nơi khác.

Chị Đoàn Thị Thanh Tâm cũng đề xuất, trong thời gian tới, sẽ tổ chức các đội TNTN tại các điểm hay bị sạt, lở đất; hỗ trợ thêm nguồn lực để khắc phục hậu quả… Liên quan đến việc tổ chức Đại hội Đoàn cơ sở, chị Tâm cho biết hiện đã có 11/17 đơn vị tổ chức Đại hội Đoàn. Đối với huyện Mù Cang Chải, xin ý kiến lùi thời điểm tổ chức Đại hội vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm nay.

Kết luận buổi làm việc, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, anh Nguyễn Phi Long biểu dương tinh thần chủ động của Tỉnh Đoàn Yên Bái và Huyện Đoàn Mù Cang Chải trong việc huy động lực lượng tình nguyện khắc phục hậu quả sau lũ; đồng ý để Huyện Đoàn Mù Cang Chải lùi thời gian tổ chức Đại hội vào thời gian thích hợp.

Trong thời gian tới, anh Nguyễn Phi Long đề nghị Tỉnh Đoàn Yên Bái, Huyện Đoàn Mù Cang Chải tiếp tục triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả mưa lũ để sớm ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt chuẩn bị năm học mới cho thanh thiếu nhi.

Trong đó, chủ động phát huy tinh thần “4 tại chỗ”, huy động lực lượng tại chỗ để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong khắc phục hậu quả lũ lụt; kết nối, tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do lũ. Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức tuyên truyền hoạt động phòng chống, ứng phó với tình hình mưa lũ trên địa bàn.

Thông tin thêm về tình hình thiệt hại về người và của do lũ ở các địa phương, anh Nguyễn Phi Long cũng đề nghị các đơn vị báo chí trong hệ thống Đoàn, Hội tăng cường tuyên truyền; tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của bạn đọc ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.