Trung Quốc: Người đàn ông thi đại học 13 lần

GD&TĐ - Câu chuyện về anh Tang Shangjun, 33 tuổi, quyết tâm thi đỗ Trường Đại học Thanh Hoa, sau 13 lần thất bại đã gây ra cuộc tranh cãi gay gắt về áp lực thành tích học tập tại Trung Quốc.

Tang Shangjun (ngoài cùng bên phải) thi lại đại học 13 lần vì muốn trúng tuyển ĐH Thanh Hoa.
Tang Shangjun (ngoài cùng bên phải) thi lại đại học 13 lần vì muốn trúng tuyển ĐH Thanh Hoa.

Năm 2021 đánh dấu là năm thứ 13 anh Tang Shangjun tham dự kỳ thi đại học, hay còn gọi là gaokao. Qua nhiều lần thi, điểm của anh đã cải thiện dần nhưng vẫn thấp hơn so với những đợt thi thử. Vì vậy, năm nay, Tang  chỉ đỗ vào Trường Đại học Quảng Tây.

Ngoài ĐH Quảng Tây, anh Tang từng được nhận vào hai trường đại học hàng đầu khác nhưng từ chối nhập học. Chọn Quảng Tây là kế hoạch học tạm thời, anh Tang cho biết năm sau sẽ tiếp tục thi lại để giành suất vào ĐH Thanh Hoa, trường đại học hàng đầu cả nước. Theo QS, Thanh Hoa đứng thứ 17 trên thế giới và thứ 3 châu Á trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất.

“Tôi cảm thấy khá áp lực. Tôi hy vọng gaokao năm sau sẽ là kỳ thi cuối cùng mình tham gia”, anh Tang bày tỏ.

Tại Trung Quốc, gaokao có ý nghĩa sống còn đối với triển vọng nghề nghiệp tương lai của thanh thiếu niên. Trong mắt nhiều người, kỳ thi này là sự kiện thay đổi cuộc đời vì mang lại cơ hội theo học tại các trường đại học hàng đầu.

Sinh ra trong một gia đình làm nông tại tỉnh Quảng Tây, anh Tang lần đầu thi gaokao vào năm 2009. Do không thể giải được các câu hỏi trong bài thi môn Toán, anh giành điểm kém, chỉ đủ trúng tuyển một trường đại học xếp hạng thấp.

Không đăng ký nhập học, Tang quay lại trường trung học ôn tập để thi lại gaokao. Trong 7 năm liên tiếp, anh miệt mài ôn tập, tham gia thi và thất bại hết lần này đến lần khác. Suốt thời gian đó, anh giữ bí mật với gia đình vì sợ mọi người phản đối.

Năm 2016, trúng tuyển Trường ĐH Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, Tang mới dám kể với cha mẹ. Gia đình không trách mắng anh mà ngược lại cảm thấy tự hào về nỗ lực bền bỉ của con trai.

Tuy nhiên, anh quyết định nghỉ học để thi vào Thanh Hoa vì một trường trung học ở Nam Ninh thông báo thưởng 600.000 nhân dân tệ và trợ cấp 2.000 nhân dân tệ/tháng cho thí sinh trúng tuyển ĐH Thanh Hoa hoặc ĐH Bắc Kinh. Tang ôn tập tại trường này 2 năm liên tiếp nhưng vẫn không thể đỗ Thanh Hoa. Sau đó, anh chuyển sang ôn luyện tại một trường khác cũng trao học bổng tương tự.

Thời gian rảnh, anh làm gia sư hoặc giao đồ ăn nhanh để kiếm thêm tiền. Anh cũng đầu tư cổ phiếu, tham gia quỹ và nhận về hàng chục nghìn nhân dân tệ.

Tang bày tỏ không hối hận vì thi lại gaokao trong nhiều năm. Tuy nhiên, đôi khi anh nghĩ rằng nếu có công việc ổn định, bản thân có thể đỡ đần gia đình. Hiện tại, Tang chỉ có hai bàn tay trắng nên rất khó làm bất cứ điều gì.

Câu chuyện của Tang đã thu hút hơn 190 triệu lượt theo dõi và hơn 6.000 bình luận trên mạng xã hội Weibo. Nhiều người ủng hộ lựa chọn của Tang và kêu gọi mọi người tôn trọng anh.

Tuy nhiên, số khác không đồng tình. “Anh có thể học tại một trường khác rồi học cao học tại Thanh Hoa. Hoặc anh có thể tìm việc làm trong thời gian ôn thi gaokao”, một người khuyến nghị.

Ông Xiong Bingqi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21, cho rằng, câu chuyện của Tang là một ví dụ tiêu cực. Theo ông Xiong, các trường trung học đang nhồi nhét vào đầu học sinh suy nghĩ rằng chỉ học trường đại học danh tiếng mới có thể thành công. Do đó, học sinh cho rằng nếu trúng tuyển trường tốt, các em không cần học tập hay tiếp tục phấn đấu.

Theo SCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...