Gaokao: Kỳ thi làm thay đổi đất nước

GD&TĐ - Kỳ thi đại học Gaokao tại Trung Quốc trong hơn 40 năm qua là kỳ thi khắc nghiệt nhưng được xem rất ông bằng và gần như là cách duy nhất để những học sinh nghèo từ các vùng nông thôn thay đổi cuộc đời.

Gaokao: Kỳ thi làm thay đổi đất nước

Hôm qua (7/6), 9,4 triệu thí sinh đã tham dự kỳ thi lớn nhất thế giới để theo đuổi giấc mơ của riêng mình và tham gia vào nỗ lực thực hiện giấc mơ Trung Hoa.

Từ năm 1977 đến 2016, 120 triệu người Trung Quốc đã được tuyển vào các trường đại học. Phó giám đốc Trung tâm Xã hội giáo dục Trung Quốc Dai Jiagan nói rằng “số năm học tập trung bình của lực lượng lao động Trung Quốc đã tăng từ 5,7 lên 11,9. Nếu không có kỳ thi Gaokao, chúng ta không thể đạt tới giai đoạn phát triển hiện nay”.

Trong 3 năm đầu sau khi khôi phục lại kỳ thi Gaokao, hơn 900.000 sinh viên đã trở thành những chuyên gia đầu ngành trong mọi bước ngoặt của đất nước.

Theo người đứng đầu trường Đại học Xiamen, ông Liu Haifeng, “dù có những điểm tiêu cực như đặt gánh nặng học tập lên vai học sinh, Gaokao vẫn là một bài kiểm tra phù hợp với các điều kiện nói chung của Trung Quốc và là một khởi đầu công bằng cho tất cả mọi người”.

Giáo sư chuyên ngành Lịch sử Cheng Fangping của Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng việc xây dựng kỷ luật, nuôi dưỡng nhân tài và tầm nhìn vào tương lai nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế đều được củng cố qua kỳ thi Gaokao. Sự hợp tác giữa trường đại học với các ngành kinh tế và sự xuất hiện của những khu vực phát triển lấy trường đại học làm trung tâm đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế.

Từ năm 2011 đến 2015, các trường đại học đã cho ra đời gần 20 triệu chuyên gia, phát triển các ngành công nghệ cao và mới nổi. Các trường dạy nghề đã đưa gần 10 triệu sinh viên kỹ thuật lành nghề vào thị trường lao động mỗi năm.

Trung Quốc có gần 3.000 cơ sở giáo dục bậc cao. Trong số 9,4 triệu người tham gia kỳ thi đại học năm nay, có khoảng 4 triệu người sẽ có cơ hội học cao lên.

Tuy nhiên, kỳ thi gaokao không tránh khỏi những phê bình, hầu hết là vì quá nhấn mạnh vào điểm số và học sinh phải lựa chọn giữa khoa học và nghệ thuật ngay ở giai đoạn đầu.

Trung Quốc có kế hoạch đại tu kỳ thi đại học và hệ thống tuyển sinh đại học vào năm 2020 nhằm tăng cường sự công bằng và minh bạch. Ở Thượng Hải và Triết Giang, các chương trình cải cách thí điểm đang được tiến hành phục vụ mục đích này.

Học sinh từ miền Trung và miền Tây Trung Quốc giờ đây được đảm bảo có thêm chỉ tiêu trong các trường đại học và các nhà chức trách cũng tăng cường tuyển thêm học sinh từ các vùng nông thôn.

Gaokao tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đất nước xóa bỏ nghèo đói vào năm 2020 và công cuộc theo đuổi sự phát triển bền vững của đất nước.

Một số hình ảnh về kỳ thi Gaokao đang diễn ra tại Trung Quốc:

Gaokao: Kỳ thi làm thay đổi đất nước ảnh 1Gaokao: Kỳ thi làm thay đổi đất nước ảnh 2Gaokao: Kỳ thi làm thay đổi đất nước ảnh 3Gaokao: Kỳ thi làm thay đổi đất nước ảnh 4Gaokao: Kỳ thi làm thay đổi đất nước ảnh 5Gaokao: Kỳ thi làm thay đổi đất nước ảnh 6Gaokao: Kỳ thi làm thay đổi đất nước ảnh 7Gaokao: Kỳ thi làm thay đổi đất nước ảnh 8Gaokao: Kỳ thi làm thay đổi đất nước ảnh 9

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng Công binh xử lý quả bom chôn sâu dưới lòng đất.

Quả bom nặng 227kg ở Bình Phước

GD&TĐ - Chiều 14/1, Lực lượng Công binh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước vừa xử lý an toàn một quả bom nặng 227kg, còn sót lại sau chiến tranh.