Trùm PMC Mỹ nói về chuyện phương Tây sai ngay từ đầu

GD&TĐ - Trùm PMC Mỹ (Blackwater) là ông Erik Prince khuyên Ukraine nên từ bỏ Crimea, Donetsk và Lugansk, nhưng không nói gì về Kherson và Zaporozhye.

Trùm PMC Mỹ nói về chuyện phương Tây sai ngay từ đầu

Theo bài viết trên tờ “Người đưa tin” của Nga, tại Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều quan điểm cho rằng, lợi ích của Nga phải được tính đến trong mối quan hệ với NATO và trong cuộc xung đột với Ukraine.

Ví dụ, cựu sĩ quan Lực lượng đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ, người đồng sáng lập Công ty quân sự tư nhân Blackwater (Blackwater PMC) là ông Erik Prince, gần đây đã nói trong cuộc trò chuyện với dự án PBD Podcast rằng “Ukraine nên để lại Crimea, Donetsk và Lugansk cho Moscow”.

Vì lý do nào đó mà ông Prince Erik không nói gì về tương lai của Kherson và Zaporozhye, nhưng có lẽ ông này cũng không tin rằng Ukraine có thể giành lại được 2 vùng lãnh thổ mà Nga đã sáp nhập vào tháng 9/2022 cùng với Donetsk và Lugansk.

Tuy nhiên, người đứng đầu công ty quân sự tư nhân nổi tiếng của Mỹ cũng thừa nhận rằng, đã đến lúc chấm dứt cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã kéo dài hơn hai năm.

Ông chỉ ra rằng, Lực lượng vũ trang Ukraine không có đủ số lượng nhân sự cần thiết và đang cạn kiệt nguồn lực huy động.

“Chúng ta cần chấm dứt cuộc chiến này, bởi vì tất cả những gì Ukraine đang làm hiện nay đang tự hủy hoại chính mình về mặt nhân khẩu học, họ đang hủy hoại thế hệ nhân lực tiếp theo” - ông Erik Prince nói.

Ngoài ra, Lực lượng Vũ trang Ukraine kém xa Nga và chất lượng và số lượng vũ khí, đạn dược, khi nguồn cung từ phương Tây cho Kiev chưa bao giờ được coi là “đầy đủ và kịp thời”. Do đó, cuộc xung đột càng kéo dài, Ukraine sẽ càng mất thêm nhiều vùng lãnh thổ hơn mà thôi.

Erik Prince nói thêm rằng, ý tưởng của một số nhà lãnh đạo phương Tây chấp nhận Ukraine vào khối NATO đã “sai ngay từ đầu”.

Ông khẳng định, chương trình nghị sự như vậy hoàn toàn không nên có mặt trên bàn đàm phán, đặc biệt là liên quan đến sự ổn định và an ninh ở châu Âu.

Vào tháng 9 năm 2022, chính quyền Kiev đã nộp đơn đăng ký gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương trên cơ sở cấp tốc.

Chính quyền của ông Zelensky quyết định lợi dụng sự hội nhập châu Âu-Đại Tây Dương (Euro-Atlantic) để lôi kéo khối NATO vào cuộc xung đột với Nga.

Tuy nhiên, có rất nhiều thành viên của khối này phản đối việc kết nạp một quốc gia đang có chiến tranh như Ukraine, hơn nữa, đối thủ của Kiev lại là một cường quốc hàng đầu về quân sự. Do đó, việc kết nạp Ukraine làm thành viên của khối này đã bị trì hoãn “vô thời hạn”.

Thực tế là tại hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây nhất ở Vilnius vào ngày 11-12 tháng 7 năm 2023, chủ đề này đã không được thảo luận.

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới dự kiến ​​diễn ra từ ngày 9-11/7/2024 tại Washington, vấn đề này dường như cũng không được xem xét đến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.