Yếu tố quyết định chiến thắng trong xung đột Nga-Ukraine

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo chuyên gia Nga, bất chấp sự ra đời của các loại vũ khí tầm xa chính xác, bộ binh vẫn là yếu tố quyết định chiến trường.

Yếu tố quyết định chiến thắng trong xung đột Nga-Ukraine

Trong mục bình luận trên tờ “Người Đưa tin” (Reporter) hôm 17/02, chuyên gia quân sự Nga Sergey Marzhetsky đã nêu một số vấn đề mà ông đã nhìn nhận được sau 2 năm Lực lượng Vũ trang Nga tiến hành Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine.

Trong đó, có những vấn đề tưởng như đã lỗi thời nhưng vẫn mang tính thời sự, thậm chí hình thành xu hướng mới trong một cuộc chiến tranh hiện đại trên mặt đất.

Đầu tiên, đó là yếu tố quyết định chiến thắng trong chiến tranh vẫn là pháo binh và bộ binh, chứ không phải những vũ khí công nghệ cao như tên lửa hay máy bay không người lái.

Trước khi xung đột quân sự Nga-Ukraine nổ ra, nhiều người, thậm chí là cả các chuyên gia quân sự “sừng sỏ” đã ảo tưởng rằng, để đánh bại địch thủ thì chỉ cần phóng vài ngàn quả tên lửa là đủ.

Nhưng sau hai năm qua, người ta đã thấy rõ rằng: Pháo binh vẫn là “thần chiến tranh”.

Trong hơn hai năm, hơn một nghìn tên lửa tấn công chính xác và máy bay không người lái tấn công của Nga đã bắn phá các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine, nhưng điều này không dẫn đến việc Kiev sụp đổ và Lực lượng Vũ trang Ukraine phải chịu thua.

Theo chuyên gia, chỉ có lực lượng bộ binh tinh nhuệ, được sự yểm hộ trực tiếp từ hỏa lực bắn thẳng của pháo binh mới có thể thực sự tiến về phía trước, làm chủ chiến trường và kiểm soát lãnh thổ.

Xu hướng thứ 2 mà ông Sergey Marzhetsky chỉ ra là có sự hội tụ các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của đạn dược đối với các loại vũ khí khác nhau và sự lai tạo giữa chúng.

Để tăng tầm bay, đạn pháo giờ đây cũng phải có khả năng phản ứng chủ động, có khả năng kiểm soát và có độ chính xác cao.

Bom truyền thống cũng được trang bị các module điều chỉnh và cánh để bay ra khỏi điểm thả và trong tương lai, các động cơ cỡ nhỏ sẽ tăng thêm bán kính chiến đấu của chúng.

Các kỹ sư Mỹ là những người đầu tiên nghĩ đến việc phóng bom lượn không phải từ máy bay mà từ mặt đất, khi thử nghiệm chúng từ ​​các bệ phóng MLRS HIMARS và chúng có thể bay tới tấn công các mục tiêu có tầm xa lên tới 150 km, với độ chính xác cực cao.

Chuyên gia dẫn ví dụ Quân đội Nga sẽ rất khó chịu khi Na Uy có thể cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraine để thử nghiệm loại đạn pháo tầm xa đầy hứa hẹn Solid Fuel Ramjet cỡ nòng 155 mm. Tùy thuộc vào chiều dài nòng súng (L39/L52), tầm bắn của loại đạn này sẽ có thể điều chỉnh trong khoảng từ 120-150 km.

Ở Nga cũng diễn ra hiện tượng tương tự, khi trên cơ sở tên lửa dành cho các hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad hoặc MLRS Tornado-G, các kỹ sư Nga cũng đã chế tạo bom lượn cho máy bay không người lái tấn công.

Nhìn chung, mọi vũ khí đang xích lại gần nhau hơn, trộn lẫn và lai tạp và nếu các nền tảng trang bị vũ khí không có độ tương thích cao để sử dụng mọi loại đạn dược hay không có tính mở để tích hợp thêm các vũ khí mới thì nó sẽ không có hiệu quả trên chiến trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Florian Wirtz hứa hẹn bùng nổ tại EURO 2024. Ảnh: ITN

Hướng tới Euro 2024: Chờ Gen Z bùng nổ!

GD&TĐ - Đang bước vào giai đoạn trẻ trung và sung sức nhất của đời cầu thủ, EURO 2024 hứa hẹn sẽ là giải đấu bùng nổ của thế hệ ngôi sao Gen Z mới nổi.
Với trẻ em, 2 liều vắc-xin quai bị phải tiêm cách nhau tối thiểu là 1 tháng. Ảnh minh hoạ

Hiểu đúng về vắc-xin phòng quai bị

GD&TĐ - Theo các chuyên gia, do được kết hợp với các vắc-xin khác nên hiệu quả bảo vệ cơ thể của vắc-xin phòng quai bị chỉ còn khoảng 90 - 95%.
Ảnh: Phương Thảo

Su hào xào bột

GD&TĐ - Cái rét nàng Bân vẫn khiến người ta xao xuyến. Bởi có những điều dội về từ kí ức mùa Đông chưa qua hết đó thôi!