“Trong tương lai, trường ĐH tốt sẽ như một doanh nghiệp“

Mùa lễ hội cuối năm là thời điểm lý tưởng để sinh viên nhiều nước tìm kiếm công việc làm thêm. Sinh viên ở Phần Lan cũng luôn tất bật với công việc trong những kỳ nghỉ, hoặc thậm chí quanh năm, vì vừa học vừa làm được nhà trường đặc biệt khuyến khích trong những năm gần đây. Họ đã được dạy và rèn luyện các kỹ năng hướng nghiệp từ trường phổ thông.

Gian trưng bày đồ lưu niệm do SV làm tại ĐH Helsinki
Gian trưng bày đồ lưu niệm do SV làm tại ĐH Helsinki

Trong cuốn sách mới xuất bản tháng 9/2018 mang tên "Phenomenal learning from Finland" tạm dịch là "Hiện tượng học tập từ Phần Lan", giáo sư tâm lý học Kirsti Lonka từ trường ĐH Helsinki nhấn mạnh rằng các trường học phổ thông ở Phần Lan đang ngày càng chú trọng dạy các kỹ năng hướng nghiệp, chuẩn bị cho công việc tương lai của học sinh.

""Một trường học hiện đại nên khuyến khích học sinh có thái độ tích cực với công việc từ sớm và hỗ trợ trang bị cho họ những năng lực cần thiết cho công việc đó", bà viết.

""Chúng tôi quyết định đưa vào giảng dạy các kỹ năng làm việc hay khởi nghiệp trong chương trình học phổ thông mới bởi vì trong tương lai con người sẽ phải giải quyết các vấn đề phức tạp hơn hiện nay khi tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và robot đảm nhiệm phần lớn các công việc truyền thống. Công việc của chúng ta lúc đó sẽ chủ yếu là phân tích, xử lý và tương tác ngoài xã hội", Giáo sư tâm lý học Lonka xho biết.

Theo Giáo sư Lonka, trong tương lai con người sẽ chủ yếu tự khởi nghiệp hoặc làm công việc tự do. Có nhiều dự đoán rằng phần lớn các công việc sẽ được tạo ra bởi các công ty startup nhỏ chứ không phải các công ty lớn. Do vậy, học sinh ngày nay cần phải được trang bị phát triển các kỹ năng thích ứng, sáng tạo, sẵn sàng với công việc, và nắm được những thực tế của việc khởi nghiệp.

Các em học sinh lớp 6 tại Phần Lan thậm chí còn có cơ hội học khởi nghiệp thông qua một chương trình học mới mang tên "Me & MyCity"", tạm dịch là "Tôi & Thành phố của tôi". Chương trình này bao gồm các bài học tại trường và chuyến đi thực hành tới môi trường làm việc. Đó là một thành phố thu nhỏ nơi học sinh sẽ trực tiếp tham gia làm việc tại các công ty, hoặc đóng vai làm người dân, người tiêu dùng trong xã hội thu nhỏ đó.

Chương trình học này đã giành được nhiều giải thưởng sáng tạo và đã được giới thiệu sang một số nước khác.

"Trường đại học tốt hoạt động không hoàn toàn như một trường đại học".

Tại Phần Lan, sinh viên nước ngoài được phép làm thêm không quá 25 tiếng mỗi tuần, còn sinh viên đến từ các nước EU có thể làm thêm bao nhiêu tùy thích, miễn là nó không ảnh hưởng đến việc học tập

Các trường ĐH thường có các dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm thêm cho sinh viên. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể có cơ hội tìm việc tại các hội chợ việc làm do nhà trường phối hợp với các đơn vị tuyển dụng tổ chức. Ngoài ra các trường cũng tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn kỹ năng xin việc cho sinh viên.

Rất nhiều sinh viên Phần Lan làm thêm ngoài giờ, buổi tối hoặc cuối tuần. Kỳ nghỉ hè hoặc kỳ nghỉ cuối năm cũng là thời gian lý tưởng để bắt đầu công việc.

Trong bài phát biểu tại ngày hội giáo dục Dare To Learn 2018 hồi tháng 9, ông Teemu Kokko, chủ tịch Trường Đại học Khoa học ứng dụng Haaga-Helia, một trong những trường đại học lớn nhất tại Phần Lan chia sẻ rằng 87% sinh viên tại trường này đang làm thêm hơn 20 tiếng mỗi tuần. Họ là lực lượng lao động tích cực, năng động và đang góp phần mang lại bộ mặt mới cho các công ty trong vùng.

"Chúng tôi rất khuyến khích sinh viên làm thêm và thường có các buổi chia sẻ làm thế nào để SV kết hợp giữa học và làm một cách hiệu quả," ông nói. "Sinh viên học tập được rất nhiều từ nơi làm việc. Và chúng tôi nhận định trong tương lai một trường ĐH tốt sẽ không giống như một trường ĐH hiện tại mà sẽ như một doanh nghiệp".

Ông Kokko cũng nhắc đến câu nói gần đây của Bộ trưởng Giáo dục Phần Lan Sanni Grahn-Laasonen rằng đất nước này hiện đang cần đào tạo lại hơn 1 triệu lao động (chiếm 1/3 lực lượng lao động) do họ không theo kịp đòi hỏi của thị trường lao động. Và do vậy thử thách lớn nhất cho các trường ĐH hiện tại là làm sao trang bị cho sinh viên theo kịp tốc độ phát triển của xã hội.

"Giúp sinh viên có cơ hội tham gia vào lực lượng lao động sớm sẽ tạo cơ hội cho họ phát triển toàn bộ khả năng của mình", ông nhấn mạnh. "Tại trường Haaga-Helia chúng tôi cố gắng tạo ra sự linh động trong chương trình giảng dạy để sinh viên có thể thu xếp cho công việc và cuộc sống hàng ngày".

Chia sẻ với PV, bà Laura Teinilä, Trưởng bộ phận Dịch vụ hướng nghiệp tại trường Đại học Helsinki cho biết việc thực hành nghề thường được đưa vào chương trình đào tạo của sinh viên.

"Sinh viên có thể được gửi đến các doanh nghiệp tìm hiểu, thực hành ngành nghề mình đang theo học hoặc tham gia vào các dự án của doanh nghiệp", bà nói. "Bộ phận Dịch vụ hướng nghiệp chúng tôi còn trợ giúp sinh viên tìm việc làm bằng cách tư vấn, cung cấp thông tin tuyển dụng và giới thiệu sinh viên đến các nhà tuyển dụng".

Tại trường ĐH Helsinki còn thành lập một hội doanh nghiệp mang tên Helsinki Think với ý tưởng đưa những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn ngay tại trường. Nơi đây đã là bệ phóng giúp cho rất nhiều sinh viên chia sẻ ý tưởng và khởi nghiệp thành công.

Theo Dantri.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.