(GD&TĐ) - Theo các già bản cho biết: “ Từ lâu lắm rồi, từ khi suối Nậm Lò chưa có nước, có một trận đại dịch, trẻ em mất rất nhiều. Các người già trong bản cho rằng: Người Lự sống dưới chân dãy Phiêng Chá (núi đầu rồng) nhưng không cúng tế nên bị thần rồng phạt.
Bản mới chọn ngày tốt, sắm sửa lễ vật làm lễ cúng bản và cấm bản. Các trò chơi trong ngày này thể hiện ý nghĩa của cha ông người Lự muốn chinh phúc dãy núi Phiêng Chá (núi đầu rồng), muốn làm chủ suối Nậm Lò, muốn trẻ em người Lự khoẻ mạnh trong năm tới để lớn lên trở thành trai mường khoẻ mạnh, gái mường đảm việc nhà, duyên dáng.
Trò chơi Rồng ấp trứng được trẻ em Lự tham gia hào hứng nhất. Trẻ em tìm ba hòn đá ông sư dưới suối Nậm Lò giả làm trứng rồng rồi cắt cử một bé nam khoẻ mạnh nằm lên trên ba quả trứng làm người bào vệ không cho trẻ em khác lấy được ba quả trứng dưới bụng mình. Trò chơi mong muốn người Lự sinh sôi, tưởng nhớ đến công ơn của núi Phiêng Chá đã bảo vệ và che chở cho tộc người Lự.
Các trò chơi này thường diễn ra khắp bãi trên, ruộng dưới rộn ràng tiếng hò hét của trẻ em. Người già thì cười móm mém thích thú khi thấy lại được tuổi thơ của mình. Trẻ em thì ai cũng muốn thắng cuộc để năm mới được may mắn, khoẻ mạnh để năm tới học giỏi, đi rừng được xa, khai khẩn được nhiều nương ngô, nương lúa.
Chơi vật chân |
Chơi vật tay |
Chơi kéo co |
Chơi Lặc lò cò |
Trò chơi rồng lăn |
Trò chơi rồng ấp trứng. |
Làm duyên |
Chơi đẩy gậy. |
Chơi bịt mắt bắt dê |
Chơi Chi chi chành chành |
Trò chơi vòng tròn đuổi bắt |
Trò chơi chuột leo cây. |
Đối đáp với bà mụ (bà đỡ đẻ) |
Phạm Kiên Cường