Những ca khúc viết về tuổi học trò gắn liền với bao thế hệ

GD&TĐ - Những ca khúc viết về tuổi học trò như một món ăn tinh thần của biết bao thế hệ học sinh. Để đến bây giờ mỗi khi nghe lại chúng ta vẫn còn nguyên cảm xúc của một thời hoa nắng mộng mơ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuổi học trò là khoảng thời gian để thương, để nhớ nhất trong cuộc đời mỗi người. Có người để nó trôi qua một cách tẻ nhạt những cũng có người lại làm nó trở lên thật ý nghĩa… Nhưng dù sao đi nữa, đó vẫn mãi là những kỷ niệm đẹp nhất trong tim mỗi người.

Những ca khúc viết về tuổi học trò như một món ăn tinh thần của biết bao thế hệ học sinh. Để đến bây giờ mỗi khi nghe lại chúng ta vẫn còn nguyên cảm xúc của một thời hoa nắng mộng mơ.

Bài hát “Tình thơ”

Có biết bao thế hệ học trò đã phải thổn thức trái tim khi nghe “Tình thơ” của nhạc sĩ Hoài An. Có thể nói Tình thơ là ca khúc sống lâu bền nhất trong các tác phẩm của Hoài An, bởi đó là một kỷ niệm đẹp thời học sinh, ai cũng đã trải qua, với nhiều cảm xúc như thế nên “nó” dễ đi vào lòng người nghe.

“Hàng ghế đá xanh tàng cây góc sân trường

Hành lang ấy xa dần xa bước chân người

Bạn thân hỡi ta khắc ghi trong lòng

Những ước mơ hồng ngày tháng chờ mong.

Dòng lưu bút chưa kịp ghi đã ướt nhòe

Nhành hoa thắm chưa kịp trao tay một lần

Kỷ niệm đó trong chiều mưa tan trường

Hai đứa chung đường sao nghe vấn vương.

Bao yêu thương trong ta tìm về

Một thoáng trường xưa đã nghe thời gian trôi xa

Nghe bâng khuâng trong ta một thời

Tìm bước ngày xưa ướt mưa người còn đâu nữa.

Ai thương ai quen ai giận hờn

Buồn cánh phượng rơi khi ta chờ người không tới

Cho hôm nay miên man bồi hồi

Nhặt lá vàng mơ khi xưa một mối tình thơ”.

Bài hát “Tạm biệt”

Nằm trong sản phẩm âm nhạc đầu tay của ca sĩ Khánh Linh, ca khúc ""Tạm biệt"" đã chinh phục rất nhiều khán giả bởi ca từ nhẹ nhàng và ấn chứa một thông điệp sâu sắc về tuổi học trò, đặc biệt là vào mỗi mùa chia tay.

Dù cho trong bài hát không sử dụng hình ảnh hàng ghế đá, dòng lưu bút hay cành hoa phượng đỏ thắm, thế nhưng giai điệu da diết của bài hát đã khiến người nghe liên tưởng đến những phút chia tay nghẹn ngào.

""Ngày vui đã xa dần đã xa rồi đó

Và giây phút tạm biệt với bạn hiền

Kỉ niệm mãi trong tim ta

Ngày vui ấy ta bên nhau

Bao gian khó cuộc đời vượt qua

Ngày vui đã xa dần đã xa rồi đó

Và giây phút tạm biệt với bạn hiền

Kỉ niệm mãi trong tim ta

Ngày vui ấy ta bên nhau

Ta mong ước một ngày lại gặp nhau

Một ngày bình yên tay cầm tay nắm tay vượt qua

Nghìn trùng xa cách giọt nước mắt dâng trào

Ta vẫn thấy cuộc đời vui và niềm tin trong đôi mắt

Chia tay nhé rồi ngày vui ta gặp nhau.""

Bài hát “Mong ước kỉ niệm xưa”

Nếu như “Tình thơ” làm thổn thức trái tim học trò, thì câu hát “Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi” trong bài hát “Mong ước kỷ niệm xưa” của nhạc sĩ Xuân Phương nghẹn ngào vang lên như càng trào dâng những cảm xúc, khiến nhiều người không kiềm được nước mắt.

Ca khúc “Mong ước kỷ niệm xưa” là một trong những sáng tác gắn liền với tuổi học trò, nhưng đặc biệt có ý nghĩa với những cô cậu đang bước vào những ngày tháng cuối cùng của cấp 3. Khi chỉ còn một thời gian ngắn ngủi, họ sẽ giã từ với trường lớp, thầy cô, bạn bè để bước sang một trang mới của cuộc đời.

Lời bài hát khiến chúng ta hồi tưởng lại hình ảnh của mái trường xưa, những kỷ niệm thân yêu, tiếng thầy cô, giọng nói tiếng cười, nỗi nhớ niềm thương.

"Mong ước kỷ niệm xưa"" của nhạc sĩ Xuân Phương xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim truyền hình Xin hãy tin em của đạo diễn Đỗ Thanh Hải vào những năm 1990, bài hát này đã được đông đảo khán giả yêu nhạc Việt Nam đón nhận một cách nồng nhiệt.

Qua phần thể hiện của Tam ca 3A, ca khúc này đã trở thành một nhạc phẩm bất hủ và nổi tiếng nhất với nhiều thế hệ học sinh - sinh viên Việt Nam. Trải qua biết bao năm tháng, giai điệu của ca khúc này vẫn luôn đánh dấu thời khắc quan trọng trong cuộc đời của mỗi học sinh vào mỗi khi đến lễ tốt nghiệp.

""Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm

Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô

Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn

Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha

nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa

Đặt bàn tay lên môi, giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào

Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi

Dù vẫn mãi luyến tiếc khi đã xa rồi

Bạn bè ơi, vang đâu đây, còn giọng nói tiếng cười

Những nỗi nhớ niềm thương gửi cho ai .....!

Nếu có ước muốn trong cuộc đời này

Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại

Cho bao khát vọng, đam mê cháy bỏng

Sẽ còn mãi trong tim mọi người

Để tình yêu... ước mơ mãi không phai...

Nếu có ước muốn trong cuộc đời này

Hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại

Bên nhau tháng ngày, cho nhau những hoài niệm

Để nụ cười còn mãi lắng trên hàng mi, trên bờ môi

Và trong những... kỷ niệm xưa .....!""

Bài hát “Phượng hồng”

‘Phượng hồng’ - một sáng tác của nhạc sỹ Vũ Hoàng, phổ từ thơ Đỗ Trung Quân là bài hát sáng tác sau 1975 mà không một ai đã qua tuổi học trò không biết đến. Ca từ trong sáng, ý nghĩa cùng những giai điệu đẹp đẽ và rất dễ nghe, dễ nhớ đã giúp Phượng hồng ghi điểm trong lòng khán giả.

Ai đã đi qua tuổi học trò đầy mộng mơ, sôi nổi hẳn sẽ dưng dưng trong lòng khi được trở về miền kí ức với Phượng hồng. Những cảm xúc rung động đầu đời bao giờ cũng là kỉ niệm đẹp nhất của mỗi con người. Chính vì thế, tình yêu tuổi học trò sẽ mãi không phai mờ trong kí ức của chúng ta. 

“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?

Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám

Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu

Mối tình đầu của tôi có gì ?

Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp

Là áo người trắng cả giấc ngủ mê

Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp

Giữa giờ chơi mang đến lại…. mang về.

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp

Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây

Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại

Ngày khai trường áo lụa gió thu bay…

Mối tình đầu của tôi có gì ?

Chỉ một cây đàn nhỏ

Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm

Ai cũng cũng hiểu – chỉ một người không hiểu

Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi… thành câm.

Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng

Em hái mùa hè trên cây

Chở kỷ niệm về nhà

Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại

Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.