Chọn nghề - việc làm

GD&TĐ - Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2019 diễn ra tại tỉnh Quảng Nam, Bộ LĐ,TB&XH phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Đối thoại Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động năm 2019 với hơn 200 đại biểu trong cả nước tham dự.

Chọn nghề - việc làm

Đối thoại Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động

Đối thoại tập trung thảo luận các vấn đề thường xảy ra trong thực tiễn như: Điều tra về tai nạn lao động, xử phạt hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh lao động; những yêu cầu về quản lý máy móc thiết bị, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn; những quan trắc môi trường làm việc và chăm sóc sức khỏe người lao động. Qua đối thoại, các bộ ngành chức năng sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp, tiến tới hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn, vệ sinh an toàn lao động.

Triển khai đào tạo liên thông THCS lên CĐ

Tổng cục GDNN vừa có Công văn số: 668/TCGDNN - ĐTCQ ngày 26/4 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo năm 2019.

Công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn Sở LĐ,TB&XH, Sở GD&ĐT và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện một số nội dung cụ thể về đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp.

Trong đó hướng dẫn: Người tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học liên thông lên trình độ CĐ có thể đăng ký dự tuyển theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình học phải hoàn thành chương trình văn hóaTHPT theo quy định tại Công văn số 2619/BGDĐT-GDĐH ngày 23/6/2017 của Bộ GD&ĐT về phối hợp một số hoạt động giáo dục nghề nghiệp đồng ý để người tốt nghiệp THCS vào học trung cấp theo Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/6/2010 quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp.

Hà Nội đào tạo nghề cho hơn 15.600 lao động nông thôn

Triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) năm 2019, Sở LĐ,TB&XH TP Hà Nội đề nghị các huyện, thị xã tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo; nhu cầu việc làm, các ngành, nghề phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế của địa phương.

Năm 2019, Hà Nội sẽ đào tạo nghề cho 15.615 LĐNT, trong đó đào tạo nghề nông nghiệp cho 9.060 người và đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 6.555 người. Đào tạo nghề cho LĐNT thông qua hình thức hợp đồng đặt hàng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng đầy đủđiều kiện vềđào tạo nghề, tỷ lệ lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn... đạt tối thiểu 80%.

LĐNT khi tham gia học nghề, được hỗ trợ đào tạo, bữa ăn, đi lại và học phí theo quy định. Đồng thời, được lựa chọn học trong số 33 nghề theo Danh mục nghề đào tạo cho LĐNT theo Quyết định 1956 trên địa bàn thành phố...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.