Cùng con chuẩn bị Tết

GD&TĐ - Những ngày cuối năm cũng là những ngày trẻ vừa kết thúc học kì I, là thời gian nghỉ giữa học kì, hội thao trường học, tóm lại cận Tết, việc học hành sẽ không còn áp lực, căng thẳng nữa.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Thời điểm này, trẻ thường chểnh mảng chuyện học mà quan tâm nhiều hơn chuyện chơi. Ở trường, những câu chuyện của các em đều xoay quanh đồ mới, bánh mứt, đi đâu, chơi gì, còn về nhà thì sẽ ôm khư khư cái tivi với rất nhiều chương trình hấp dẫn chào năm mới.

Tôi rất lo cảnh con nghỉ học là khư khư ôm tivi, sợ hơn nữa chuyện tranh thủ lúc mẹ đi làm, lén ra ngoài chơi game. Cũng may, hôm trước, trong khi nghe mẹ và bà ngoại nói chuyện chuẩn bị đón Tết thì chú chàng chạy lại nói, bà ngoại ơi, mẹ ơi, có việc gì cho con làm với, con cũng muốn chuẩn bị Tết.

Nhỏ thì làm được gì mà đòi. Bà ngoại nói vậy thì cu cậu phụng phịu, con đã học lớp 6 chứ có phải cậu bé học mẫu giáo đâu mà… Tôi nghe vậy thì mừng thầm, trong đầu liền vẽ ý tưởng để chàng trai lớp 6 được đồng hành với việc chuẩn bị đón xuân của gia đình.

Nhớ lại hồi nhỏ tôi cũng phấn khởi đòi phụ giúp mẹ ngày xuân nhưng tính mẹ chu toàn, muốn nhanh gọn và chỉn chu nên không để con làm việc nhà, đặc biệt việc long trọng như chuẩn bị đón Tết. Tôi lại nghĩ khác, tôi ủng hộ suy nghĩ dạy trẻ chủ động, tích cực, tự lập nên nghĩ “thoáng” hơn mẹ một chút. Tết này tôi sẽ để con cùng dọn dẹp nhà cửa đón xuân.

Bạn thấy không ổn hả? Đừng ngại trẻ làm không gọn gàng, không thẩm mĩ, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, lần đầu vụng thì lần sau sẽ gọn. Tôi định sẽ để con dọn dẹp, sắp xếp, trang trí lại góc học tập, góc vui chơi và giường ngủ. Tôi sẽ nói để con hiểu, bình thường đã phải gọn gàng ngăn nắp, nhưng Tết về lại ngăn nắp gấp đôi, và phải đẹp hơn.

Tôi cũng sẽ mạnh dạn để con sắp xếp lại tủ quần áo một cách khoa học, trực quan, thuận tiện và cũng hướng dẫn con phân loại, xử lí, tận dụng những đồ dùng hỏng hóc. Tôi sẽ hỏi “ý kiến” của con về những đồ dùng còn mới nhưng đã chật hay những đồ con không muốn mặc nữa, rồi hướng con tới việc làm nhân văn như chia sẻ cho những em nhỏ vùng cao còn khó khăn (nơi mẹ đang công tác). Một công đôi việc, tôi muốn dạy con bài học tiết kiệm, hướng con tới những việc tốt.

Biết con trai thích vẽ, thích trang trí nên tôi sẽ cho con tự sắp xếp, trang trí bàn học của mình và cũng cho tham gia vào việc chăm sóc, chỉnh sửa, cắt tỉa những chậu cây, hoa lá quanh nhà cùng mẹ. Tôi nghĩ đây là lúc thích hợp để giáo dục về môi trường, về thẩm mĩ và tình yêu thiên nhiên.

Trong suốt hành trình để con cùng tham gia các hoạt động chuẩn bị cho Tết, tôi sẽ không quên dành thời gian trò chuyện lắng nghe, và giải thích cho con về những phong tục, tập quán ngày Tết. Sẽ kể con nghe những câu chuyện về những cái Tết xa xưa, tuổi thơ của mẹ, mục đích để ngầm nói với con về sự trân quý kỉ niệm, về sự thay đổi và ý thức giữ gìn, phát huy…

Đó là kế hoạch của tôi, còn bạn?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.