8 gợi ý giúp cha mẹ dạy con biết chia sẻ

GD&TĐ - Trẻ em thường rất khó để chia sẻ. Biết và chấp nhận điều này là bước đầu tiên để dạy con. Tiến sĩ y khoa Bill Sears (Mỹ) đã gợi ý 8 cách để cha mẹ giúp con trở thành người biết nhường nhịn và sẻ chia.

Cha mẹ cần noi gương để con biết chia sẻ. Ảnh minh hoạ: Đại Quang
Cha mẹ cần noi gương để con biết chia sẻ. Ảnh minh hoạ: Đại Quang

1. Ích kỷ luôn đi trước chia sẻ

Khả năng chiếm hữu là một phần tự nhiên trong nhận thức đang phát triển của trẻ. Thực tế, “của con” là một trong những từ đầu tiên trẻ thường nói khi mới biết đi.

Theo Tiến sĩ Sears, trẻ em có sự gắn bó với mọi thứ trong quá trình phát triển. Khả năng hình thành sự gắn bó bền chặt này vô cùng quan trọng để trở thành một người khỏe mạnh về mặt cảm xúc.

Đứa trẻ một tuổi có thể gặp khó khăn khi chia sẻ với mẹ. Trẻ hai tuổi gặp khó khăn khi chia sẻ gấu bông với người khác. Một số trẻ em quá gắn bó với một món đồ chơi, đến nỗi con búp bê cũ trở thành một phần của con. Bởi, trẻ không cảm thấy an toàn và chắc chắn nếu con búp bê đó được một người khác “chăm sóc”.

2. Thời điểm mong đợi một đứa trẻ chia sẻ

Trẻ em dưới 6 tuổi hiếm khi có khả năng đồng cảm. Trước 6 tuổi, trẻ chia sẻ vì được cha mẹ yêu cầu. Vì vậy, phụ huynh không nên mong đợi trẻ dưới 2 tuổi dễ dàng chia sẻ và nhường nhịn.

Ở tuổi này, trẻ thường quan tâm đến bản thân và không nghĩ về những gì người khác muốn. Tuy nhiên, nếu được hướng dẫn, đứa trẻ hai tuổi ích kỷ có thể trở thành một người hào phóng. Khi trẻ bắt đầu chơi với nhau và hợp tác trong trò chơi, con sẽ nhận thấy giá trị của việc chia sẻ.

Những đứa trẻ được cha mẹ chỉ bảo có thể nhạy cảm hơn với nhu cầu của người khác. Do đó, trẻ sẽ sẵn sàng chia sẻ hơn.

Tuy nhiên, ngay cả khi trẻ 4 hoặc 5 tuổi, con cũng sẽ chia sẻ có chọn lọc. Trẻ có thể giữ lại một số món đồ cho riêng mình. Khi đó, cha mẹ cần tôn trọng và bảo vệ quyền của con đối với tài sản riêng. 

3. Đừng ép trẻ chia sẻ

Cha mẹ hãy tạo thái độ và môi trường, nhằm khuyến khích con chia sẻ. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần tôn trọng tính chiếm hữu của trẻ. Sau đó, xem cách con hoạt động khi chơi theo nhóm. Qua đó, cha mẹ sẽ học được nhiều điều về con mình và đưa ra hướng dẫn cần thiết cho trẻ. Dần dần, với sự giúp đỡ từ cha mẹ, trẻ em học được rằng, cuộc sống sẽ trôi chảy hơn nếu biết chia sẻ.

4. Tầm quan trọng của sự gắn kết

Tiến sĩ Sears cho biết, những đứa trẻ được nuôi dạy gắn bó trong hai năm đầu tiên có nhiều khả năng trở thành người biết chia sẻ trong những năm tới. Những đứa trẻ nhận được sự chia sẻ từ người xung quanh sẽ có xu hướng noi theo hình mẫu và trở nên hào phóng. Một đứa trẻ được cha mẹ nuôi dưỡng tốt có nhiều khả năng cảm thấy an toàn hơn. Khi đó, con sẽ cần ít thứ để chứng thực giá trị bản thân.

5. Làm gương cho trẻ

Khi ai đó hỏi mượn một trong những món đồ, cha mẹ hãy biến đó thành khoảnh khắc dạy con. Cha mẹ có thể nói: “Mẹ đang chia sẻ sách nấu ăn với bạn”. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể nói với con rằng: “Con có muốn ăn một ít bắp rang bơ của mẹ không?” hoặc “Hãy đến đây ngồi, cha mẹ sẽ nhường chỗ cho con”.

Trong trường hợp có nhiều hơn một con, cha mẹ cần làm tốt nhất có thể để phân chia thời gian một cách công bằng.

“Cố gắng trở thành phụ huynh tạo ra sự bình đẳng nhiều nhất có thể. Đồng thời, dạy con rằng, các yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày”, Tiến sĩ Sears gợi ý.

6. Lên kế hoạch trước

Nếu con gặp khó khăn khi chia sẻ đồ chơi của mình với bạn, phụ huynh có thể yêu cầu cha mẹ của người bạn đó mang đồ tới. Trẻ em không thể cưỡng lại những món đồ chơi mới. Khi đó, con sẽ sớm nhận ra rằng, mình phải chia sẻ đồ chơi để được chơi món đồ của bạn. Hoặc, nếu đưa con tới nhà bạn chơi, phụ huynh hãy mang theo món đồ riêng cho con. 

7. Bảo vệ lợi ích của con khi dạy trẻ chia sẻ

Nếu con muốn gắn bó với một món đồ yêu thích nào đó, cha mẹ hãy tôn trọng điều này. Đồng thời, phụ huynh cũng cần dạy con biết chia sẻ và rộng lượng. Sẽ hoàn toàn bình thường khi một đứa trẻ ích kỷ không muốn nhường nhịn một số món đồ chơi, nhưng hào phóng với thứ khác. Vì vậy, phụ huynh hãy giúp con “bảo vệ” món đồ trẻ yêu thích. Cha mẹ cần nhặt món đồ lên nếu đứa trẻ khác cố gắng giật từ con.

“Trước khi trò chơi bắt đầu, hãy giúp trẻ chọn đồ chơi con sẵn sàng chia sẻ với bạn. Và, đâu là món đồ con muốn cất đi hoặc để dành riêng cho mình. Cha mẹ có thể phải đóng vai trọng tài”, Tiến sĩ Sears nói.

Gia đình càng đông người, việc duy trì sự cân bằng giữa tôn trọng quyền sở hữu và chia sẻ là yếu tố vô cùng quan trọng. Cha mẹ hãy chỉ ra đó là đồ chơi của con, nhưng cũng là của cả gia đình. Và, tất nhiên, hãy khuyến khích trẻ trao đổi.

Trẻ em dễ dàng tìm hiểu khái niệm về đồ chơi gia đình như tivi. Đây là món đồ mà mọi người đều chia sẻ. Cha mẹ có thể để đồ chơi gia đình vào một chiếc hộp chung. Mỗi trẻ có thể chọn món đồ trong hộp đó và chơi trong khoảng 1 giờ. Trong khi đó, những đồ chơi thuộc sở hữu của trẻ sẽ được đặt riêng trong phòng của chủ nhân.

8. Cho con cơ hội chia sẻ

Để khuyến khích chia sẻ, cha mẹ có thể tặng con một chiếc bánh quy với yêu cầu: “Hãy đưa một phần bánh quy cho bạn của con”. Khi đó, trẻ sẽ bẻ một phần chiếc bánh và chia sẻ cho bạn. Đó là một ví dụ tốt để cả hai trẻ học được cách chia sẻ. Thông thường, cha mẹ có thể dạy các giá trị cho trẻ nhỏ hơn bằng cách sử dụng trẻ lớn hơn làm hình mẫu.

Theo Askdrsears

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.