Bạo lực học đường: Trẻ em nằm trong “vòng vây” của xã hội

GD&TĐ - Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng - nguyên Chủ nhiệm khoa GD, Trưởng phòng Sau đại học (Học viện Quản lý giáo dục), tỷ lệ nữ HS tham gia bạo lực học đường có chiều hướng tăng và chiếm tỷ lệ 36%; trong khi đó nam chiếm 74%. Hậu quả của bạo lực học đường là bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng cho biết, thống kê năm 2018 của Bộ GD&ĐT như sau: Gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau;  cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.

Cũng trong năm 2018, Bộ Công an thống kê: Có hơn 2.000 vụ bạo lực học đường. Hơn 53% số vụ bạo lực xảy ra trong môi trường học đường.

Theo PGS Trần Thị Minh Hằng, hình thức bạo lực học đường gồm: đánh hội đồng; hành hung; đăng tải trên mạng; công cụ bạo lực học đường rất đa dạng và nguy hiểm. Bạo lực học đường xảy ra ở độ tuổi từ 6-10 tuổi: 0,7%; từ 11-14 tuổi: 45%; 15-18 tuổi: 48%. Bạo lực học đường có thể là gây hấn; đánh nhau; miệt thị và hành hung.

PGS Trần Thị Minh Hằng cho rằng, trẻ em nằm trong “vòng vây” của lực lượng xã hội như môi trường xã hội, môi trường gia đình, môi trường nhà trường và chính bản thân học sinh. Cụ thể:

Trẻ em nằm trong “vòng vây” của lực lượng xã hội
Trẻ em nằm trong “vòng vây” của lực lượng xã hội 

Từ thực tiễn nêu trên, bà Hằng đề xuất giải pháp trách nhiệm của các lực lượng xã hội gồm:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.