PGS.TS Trần Thị Minh Hằng cho biết, thống kê năm 2018 của Bộ GD&ĐT như sau: Gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.
Cũng trong năm 2018, Bộ Công an thống kê: Có hơn 2.000 vụ bạo lực học đường. Hơn 53% số vụ bạo lực xảy ra trong môi trường học đường.
Theo PGS Trần Thị Minh Hằng, hình thức bạo lực học đường gồm: đánh hội đồng; hành hung; đăng tải trên mạng; công cụ bạo lực học đường rất đa dạng và nguy hiểm. Bạo lực học đường xảy ra ở độ tuổi từ 6-10 tuổi: 0,7%; từ 11-14 tuổi: 45%; 15-18 tuổi: 48%. Bạo lực học đường có thể là gây hấn; đánh nhau; miệt thị và hành hung.
PGS Trần Thị Minh Hằng cho rằng, trẻ em nằm trong “vòng vây” của lực lượng xã hội như môi trường xã hội, môi trường gia đình, môi trường nhà trường và chính bản thân học sinh. Cụ thể:
Trẻ em nằm trong “vòng vây” của lực lượng xã hội |
Từ thực tiễn nêu trên, bà Hằng đề xuất giải pháp trách nhiệm của các lực lượng xã hội gồm: