Bài học về sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả ở vùng cao

GD&TĐ - Ông Nguyễn Minh Thanh – Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) sau nhiều năm làm giáo viên và hiệu trưởng đã đưa ra kinh nghiệm quản lý phương tiện dạy học ở các trường sao cho hiệu quả.

Giờ lên lớp của HS Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên.
Giờ lên lớp của HS Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, huyện Trấn Yên.

Trấn Yên là một huyện vùng cao. Nhiều trường nằm trên địa bàn khó khăn, kể cả những trường thuộc xã vùng 135 vùng đặc biệt khó khăn như trường TH&THCS Kiên Thành, Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, trường TH&THCS số 1 Hồng Ca… Việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị đều hiệu quả và cho thấy tinh thần trách nhiệm cao của các nhà trường. Tuy nhiên cũng còn cần khắc phục những hạn chế mà phần chủ quan ở chính yếu tố con người.

Thạc sĩ Nguyễn Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh, nguyên là hiệu trưởng Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, đã có những tìm hiểu nhiều trường học trên địa bàn Trấn Yên, ông cho rằng: Ở một số cơ sở giáo dục tôi nhận thấy nhiều trường còn thiếu cơ sở vật chất như phòng học bộ môn nhất là môn học ngoại ngữ, thiếu phòng thí nghiệm thực hành, thiếu kho chứa thiết bị, việc duy tu, bảo dưỡng, bổ sung PTDH tại các nhà trường còn khó khăn, đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác quản lý phương tiện dạy học (PTDH) vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ.

Hạn chế trên khách quan có và chủ quan cũng có. Do công tác quản lý PTDH còn buông lỏng, chưa quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng đến việc sử dụng PTDH và nâng cao chất lượng dạy học. Nhà trường chưa chủ động về mặt kinh phí để mua sắm trang bị PTDH. Hệ thống PTDH hiện có do từ dự án, từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau nên không đồng bộ,mất cân đối giữa các loại hình, giữa các môn học; điều kiện để bảo quản thiết bị chưa đầy đủ; việc bảo dưỡng tái trang đồ dung dạy học cũng gặp nhiều khó khăn do trình độ của đội ngũ chuyên trách còn nhiều hạn chế.

Thư viện chưa có nhiều đầu sách để hấp dẫn HS đến đọc
Thư viện chưa có nhiều đầu sách để hấp dẫn HS đến đọc

Ông Thanh cũng chỉ ra hạn chế chủ quan nhất là ý thức khai thác, sử dụng PTDH của đa số giáo viên hiện nay còn rất thấp. Một số trường tuy được trang bị phương tiện hiện đại như, phòng thí nghiệm thực hành, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ chuyên dụng và các phương tiện kĩ thuật hiện đại khác song không duy trì sử dụng thường xuyên hoặc sử dụng nhưng không có hiệu quả. PTDH chưa được sử dụng cao, chưa thực sự gắn bó chặt chẽ với nội dung, chương trình, chưa tạo động lực để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.

Nay đã thay đổi vị trí công tác, Thạc sĩ Nguyễn Minh Thanh làm Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh, vẫn đau đáu với sự nghiệp giáo dục, ông khuyến nghị: Trong điều kiện khó khăn của một huyện miền núi, giáo viên cần tăng cường tự làm đồ dùng dạy học. Việc này cần được đẩy mạnh trong các trường, không những khắc phục việc thiếu thiết bị mà còn phát huy được tiềm năng sáng tạo PTDH của đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Thêm nữa, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và giáo viên về công tác đồ dung dạy học cần được thực hiện thường xuyên, đi cùng với đó là cần kiểm kê, kiểm tra, đánh giá chất lượng và việc sử dụng PTDH của các đơn vị triển khai không thường xuyên, liên tục.

Những ý kiến tâm huyết của một bí thư xã nguyên là hiệu trưởng một trường trên địa bàn huyện đã phản ánh thực tế ở Trấn Yên, có lẽ cũng là việc cần làm ở nhiều địa bàn khác không riêng Yên Bái. Việc tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực sử dụng PTDH cho giáo viên và phụ tá thí nghiêm được quan tâm đặc biệt.

Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra đánh giá sử dụng PTDH trong nhà trường, cần động viên các hiệu trưởng hiến kế, hoặc có những sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu chung trong việc đổi mới chương trình sách giáo khoa năm 2018 là hết sức cần thiết và ý nghĩa.

"Trong những năm qua, để nâng cao chất lượng dạy học ngoài việc tập chung vào chuyên môn thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực thì phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường cần sử dụng các biện pháp nâng cao nhân thức cho GV, cán bộ công nhân viên về ý nghĩa, vai trò hiệu quả của sử dụng PTDH trong dạy học. Là một huyện miền núi khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn chưa theo kịp các trường miền xuôi nên quan điểm chỉ đạo của chúng tôi là có thì phải tận dụng hiệu quả tốt nhất trang thiết bị. Đặc biệt là thời điểm này, triển khai Chương trình GDPT 2018, Phòng GD&ĐT sẽ giám sát hơn nữa việc sử dụng hiệu quả PTDH".
Ông Vũ Quốc Long - Trưởng phòng GD&ĐT Trấn Yên.   

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.