Giáo dục Yên Bái trong nỗ lực vươn tới thành tích cao

GD&TĐ - Cùng với sự phát triển của tỉnh, trong 5 năm qua, Yên Bái đã triển khai sâu rộng và hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn ngành.

Nhà giáo Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT trao bằng khen cho các HS giỏi.
Nhà giáo Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT trao bằng khen cho các HS giỏi.

Làn gió mới mang tên NQ-29

Theo nhà giáo Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái: Những đổi thay tích cực của GD Yên Bái những năm qua là sự chỉ đạo tích cực của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND và sự đồng lòng của cán bộ, giáo viên trong toàn ngành, cũng như sự hưởng ứng tích cực của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Trong thành công chung đó, không thể thiếu vắng vai trò vô cùng quan trọng của quần chúng nhân dân, những bậc phụ huynh và các em học sinh.

Quy mô mạng lưới trường lớp được bố trí, sắp xếp hợp lý, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, chất lượng mũi nhọn đột phá, giáo dục dân tộc có nhiều bước tiến tích cực, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Yên Bái đã đầu tư toàn diện, cùng với chú trọng bồi dưỡng HS giỏi là quan tâm phát triển đội ngũ. Có thầy giỏi sẽ có trò giỏi, có những thầy cô tâm huyết với nghề mới có những thế hệ học trò ưu tú.

Niềm vui của các em HS giỏi trong ngày tuyển dương khen thưởng
Niềm vui của các em HS giỏi trong ngày tuyển dương khen thưởng

Cùng với nỗ lực của toàn ngành GD-ĐT, gần 14.000 giáo viên từ vùng cao khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số tới vùng thấp, thành thị của tỉnh đang từng ngày nỗ lực, tâm huyết dạy dỗ trên 200.000 học sinh với mong muốn các em có kiến thức, kỹ năng để trở thành những người có ích cho xã hội. Thành công nối tiếp thành công, những kết quả tốt đẹp, những bông hoa đượm sắc hương của ngành GD ngày một nhiều thêm và kết thành trái ngọt.

Nhà giáo Vương Văn Bằng, chia sẻ: Làn gió mới của Nghị quyết 29 đã thực sự lan tỏa đến khắp các nhà trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Là một tỉnh miền núi với những khắc nghiệt của điều kiện địa lý, khí hậu và rào cản của khu vực có đông người dân tộc thiểu số sinh sống còn khó khăn về những điều kiện tiếp cận với chất lượng GD cao. Quan điểm của chúng tôi là phải bằng mọi cách để xóa đi khoảng cách đồng bằng và miền núi.

Đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo

Để hiện thực hóa Nghị quyết 29, toàn ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái đã triển khai có hiệu quả Phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Từ khi phát động, Phong trào đã được toàn ngành hưởng ứng tích cực, nhiều tập thể xây dựng mô hình cụ thể, thiết thực, sát với thực hiện nhiệm vụ được giao và phù hợp với đặc thù của từng nhà trường. Từ năm 2017 đến nay, ngành đã xây dựng và tuyên truyền 194 mô hình, 367 điển hình tiên tiến cấp cơ sở; 97 mô hình, 125 điển hình tiên tiến cấp tỉnh. 

Những gương mặt HS giỏi trong lễ tuyển dương khen thưởng năm học vừa qua
Những gương mặt HS giỏi trong lễ tuyển dương khen thưởng năm học vừa qua

Có thể kể đến những điển hình tiêu biểu như phong trào: "Đổi mới dạy và học Tiếng Anh, tạo hứng thú, động lực cuốn hút học sinh yêu thích môn học và phát triển môi trường dạy học, sử dụng Tiếng Anh” của Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Yên Bái; Mô hình "Ứng dụng các thiết bị công nghệ cao vào đổi mới phương pháp dạy và học” của Trường THPT Chu Văn An (huyện Văn Yên); "Phòng ở vệ sinh, văn minh” của Trường PTDTNT THCS Mù Cang Chải; "Thư viện xanh” của Trường PTDTNT THCS huyện Văn Chấn … 

Đằng sau những thành tích đó là hình bóng của cô giáo Phạm Thị Hải Linh, Lục Thị Thu Hoài - giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành; Hoàng Thị Mận, giáo viên Trường TH&THCS xã Cảm Nhân, huyện Y,ên Bình; Đoàn Thị Thúy - Hiệu trưởng Trường THCS Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn; Bùi Hoàng Hà - giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ; Nguyễn Hùng Tân, giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Khao Mang, huyện Mù Cang Chải; Phùng Thị Nhâm, giáo viên Trường Mầm non Mỏ Vàng, huyện Văn Yên... 

Nhà giáo Vương Văn Bằng chia sẻ: "Chúng tôi luôn xác định việc thực hiện nhiệm vụ của các thầy cô là trách nhiệm và nặng nề, thế nên ngành GD luôn sát cánh cùng các thầy cô, thực hiện công tác khen thưởng kịp thời, khách quan, chính xác theo quy định. Đặc biệt, chúng tôi chú trọng khen thưởng cá nhân là giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Dù chỉ là những động viên nhỏ thôi, nhưng lại có ý nghĩa lớn để các thầy cô thêm yêu và gắn bó với nghề".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.