Tranh cãi gay gắt bé gái dùng máy đếm tiền để tính tiền lì xì

Bé gái ở Trung Quốc đã nhận được số tiền lì xì đầu năm nhiều đến mức em phải dùng máy đếm tiền để tính toán cho chính xác và cẩn thận.

Tranh cãi gay gắt bé gái dùng máy đếm tiền để tính tiền lì xì

Đầu năm mới là khoảng thời gian mà trẻ em vô cùng yêu thích vì không những được nghỉ ngơi, được mặc quần áo đẹp mà còn được người lớn lì xì để lấy may.

Tiền lì xì thường được để trong những phong bao màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, chuyện lì xì cho trẻ em lại gây ra nhiều tranh cãi.

Mới đây, một đoạn clip cũng đã thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng mạng sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc. Theo đó, sau dịp Tết Nguyên đán vừa qua, một bé gái người Trung Quốc đã nhận được những phong bao lì xì từ gia đình, họ hàng. Bé gái này đã quyết định bỏ số tiền đó ra để tính xem mình "thu hoạch" được bao nhiêu.

Sẽ không có gì đáng chú ý nếu bé gái này không dùng một chiếc... máy đếm tiền để tính tiền lì xì.

Theo đoạn clip, cô bé rút từng tập tiền rất dày trong phong bao ra, bỏ vào máy đếm tiền để tính xem năm nay mình nhận được bao nhiêu. Đoạn clip chỉ dài 15 giây nhưng có thể thấy cô bé này đã nhận được rất nhiều tiền mừng tuổi đầu năm.

Có thể nói, số tiền lì xì mà bé gái nhận được là rất lớn, ngay cả người lớn cũng phải rất vất vả mới kiếm được.

Nhiều người đồn đoán rằng bé gái này có thể đến từ khu vực Giang Tô, Chiết Giang hoặc Thượng Hải bởi người dân ở những nơi này thường lì xì trẻ em số tiền từ 2.000 nhân dân tệ (hơn 6,8 triệu đồng) trở lên.

Sự việc này đã gây nên một làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội. Có người đồng tình, cũng có người chỉ trích những người đã lì xì cho bé gái vì số tiền quá lớn, không phù hợp khi đưa cho trẻ em.

"Khủng quá. Họ hàng cô bé chắc hẳn rất giàu có", "Dùng cả máy đếm tiền mới tính được mình có bao nhiêu tiền lì xì, chứng tỏ là vô cùng nhiều. Cô bé này cũng thông minh quá", "Tôi không nghĩ thế này là tốt, cô bé này còn quá nhỏ để giữ số tiền lớn như vậy";

"Mừng tuổi là để cầu may chứ không phải để khoe khoang đâu", "Tính qua cũng thấy số tiền lì xì đó còn cao hơn lương tháng của tôi", "Làm thế này sẽ mất hết giá trị và ý nghĩa cũng phong tục lì xì, trẻ em cũng sẽ nghĩ tiền dễ có lắm và không quý trọng đồng tiền"..., cư dân mạng bàn tán.

Theo Khám phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.