Trái đất trong ngày chạm nổ với thiên thạch

Một hố sụt lún có bề ngang khoảng 100 km và sâu 30 km được hình thành, nhưng không chỉ có vậy.

Trái đất trong ngày chạm nổ với thiên thạch
Trai dat trong ngay cham no voi thien thach - Anh 1

Vụ va chạm thiên thạch đã làm thay đổi mãi mãi lịch sử Trái đất.

Lâu nay, các nhà khoa học vẫn đồng thuận rằng quanh khoảng thời gian cách đây 66 triệu năm, môi trường sống trên Trái đất đã hoàn toàn thay đổi sau sự kiện va thiên thạch. Nhưng sự thay đổi đó diễn ra như thế nào vẫn còn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

RT dẫn một bản nghiên cứu mới do nhà nghiên cứu và địa vật lý học Sean Gulick tại trường Đại học Texas (Mỹ) đứng đầu cho biết, địa điểm xảy ra vụ va chạm “đã bị hóa lỏng” trong khi bầu khí quyển Trái đất che lấp ánh sáng Mặt trời và 75% các dạng sống tuyệt chủng.

Theo đó, sau vụ va chạm, một phần bề mặt Trái đất nơi xảy ra va chạm bị bắn lên trong khi phần lớn bắt đầu xảy ra phản ứng và chuyển thành dạng giống như chất lỏng, chảy chậm.

Dòng chất lỏng này đầu tiên bị đẩy xuống, tạo nên một hố sụt lún trong một khoảng thời gian ngắn, có kích thước bề ngang khoảng 100 km và sâu 30 km. Sau đó, các cạnh bắt đầu đổ sụp vào bên trong. Điều này giải thích cho sự hình thành của nhóm đỉnh núi như Vịnh Mexico.

Theo giáo sư Sean Gulick, đây có thể là sự kiện địa lý quan trọng nhất trong 100 triệu năm qua, giúp tái khởi động các xu hướng tiến hóa đang diễn ra vào thời điểm trên, bao gồm sự chấm dứt thời đại của khủng long và sự trỗi dậy của động vật có vú trong 66 triệu năm tiếp theo, tiền đề dẫn tới sự xuất hiện của loài người.

Theo Tin Tức TTX

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.