TP.HCM: Nhiều dự án bám sát đời sống thực tiễn vào chung kết thi KHKT cấp TP

GD&TĐ - Ngày 12/1, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố 50 dự án nghiên cứu của học sinh tham dự vòng chung kết cuộc thi Khoa học Kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học cấp TP năm học 2020-2021

Học sinh giới thiệu về dự án nghiên cứu tại cuộc thi KHKT cấp thành phố năm học 2019-2020. Ảnh minh hoạ
Học sinh giới thiệu về dự án nghiên cứu tại cuộc thi KHKT cấp thành phố năm học 2019-2020. Ảnh minh hoạ

Được biết, vòng chung kết cấp thành phố sẽ được tổ chức tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong vào ngày 16/1/2020.

Vòng chung kết sẽ tiến hành chấm và chọn ra 6 dự án tốt nhất để tham dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia năm học 2020-2021 do Bộ GD&ĐT tạo tổ chức.

Những đề tài lọt vào vòng chung kết cấp thành phố năm nay đều có sự đầu tư công phu, có nhiều đề tài mang tính ứng dụng cao, bám sát đời sống thực tiễn; tính nhân văn...

Các đề tài tập trung ở các lĩnh vực: KHXH và hành vi, Hệ thống nhúng, Khoa học trái đất và môi trường, Robot và máy thông minh, Y sinh và khoa học sức khoẻ, Vi sinh, Kĩ thuật y sinh, Kĩ thuật môi trường, Kĩ thuật cơ khí, Khoa học vật liệu, Hoá sinh, Hoá học, Năng lượng Vật lý, Vật lý và thiên văn, Hệ thống phần mềm. 

Cụ thể như, đề tài phương án điều chỉnh thời gian cho đền tín hiệu để giảm ùn ứ giao thông trong giờ cao điểm; Nón bảo hiểm thông minh hay máy lật sách hỗ trợ người khuyết tật cả hai tay;

Sản xuất nước giải khát từ thanh long ruột đỏ và kombucha; Robot hỗ trợ người bị liệt sử dụng giọng nói tiếng Việt; Rotbot hỗ trợ thu gom rác nổi nhỏ và vừa trên sông, hồ; Ô nhiễm tiếng ồn-hiệntrạng và giải pháp…

Ngoài ra cũng có rất nhiều dự án bám sát đời sống thực tiễn như Robot lọc và điều hoà không khí, Thiết kế hệ thống cảnh báo bụi mịn. Đặc biệt là Robot hỗ trợ phòng chống Covid-19;

Ở lĩnh vực KHXH và hành vi những đề tài nổi bật như V.I.S Ứng dụng hỗ trợ du học sinh Việt Nam; Cách thức giải quyết khó khăn tâm lý của học sinh THPT tại TP.HCM và sự trợ giúp của gia đình, nhà trường… Thực trạng hành vi “Victim-Blaming”(Đổ lỗi cho nạn nhân) trong trường THPT…

Được biết, từ nhiều năm qua, cuộc thi đã kích thích sự sáng tạo trong học sinh; phát triển năng lực tự học; giúp học sinh bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học; giúp học sinh rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

Cuộc thi cũng tạo cơ hội khởi nghiệp cho học sinh. Bên cạnh đó, cuộc thi góp phần đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động dạy và học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.