Tinh hoa tranh và gốm hội tụ trong triển lãm ‘Châu Á bí ẩn’

GD&TĐ - Tranh và gốm đậm chất phương Đông với chủ đề ‘Châu Á bí ẩn’ quy tụ các họa sĩ nổi tiếng của nền hội họa và nghệ thuật gốm truyền thống Nam bộ.

Tinh hoa tranh và gốm hội tụ trong triển lãm ‘Châu Á bí ẩn’

Tại không gian Lụa Là Artspace&Gallery (TPHCM), tranh và gốm của các nghệ sĩ nổi tiếng được trưng bày, thu hút đông đảo giới mộ điệu từ khắp nơi đến thưởng lãm.

‘Châu Á bí ẩn’, cái tên ngắn gọn nhưng thể hiện khá đầy đủ ý nghĩa cuộc triển lãm bởi nơi đây hội tụ những tác phẩm gốm sứ Nam bộ, tranh của các họa sĩ nổi tiếng theo chủ đề: Châu Á, Đông Dương, Nam Kỳ và Nhật Bản với gần 100 tác phẩm đặc sắc. Đặc biệt có cả tượng bạc Nhật Bản trên những sàn đấu giá…

Tranh dự triển lãm khá phong phú về thể loại và chất liệu. Những tác phẩm thể hiện nét uy nghi của các bậc vương tôn thời phong kiến của tác giả Bùi Hữu Hùng, Trần Minh Tâm mang đến cho người xem một sức hút kỳ lạ như chìm đắm vào không gian một thuở.

Hay bộ sưu tập của họa sĩ thuộc thế hệ 7x Tạ Huy Long mang đến một nước Việt lược sử sống động bằng tranh. Anh là họa sĩ truyện tranh đương đại hàng đầu Việt Nam, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.

Ngoài các triển lãm ‘Ngày xưa tôi là’, ‘Tôi vẽ tôi’... anh có triển lãm tại Pháp - đồng thời là tác giả những dự án lớn như: Tủ sách tranh truyện dân gian Việt Nam, Tủ sách tranh truyện lịch sử và mới đây nhất là tập ‘Lược sử nước Việt’ bằng tranh.

Ngoài ra, Triển lãm còn quy tụ các tác giả nổi tiếng khác như Trương Văn Ý, tranh của họa sĩ sơn mài lừng danh Nguyễn Tư Nghiêm, Hứa Diệu Nữ, Trần Nguyên Dũng.

Bên cạnh đó, dòng gốm Cây Mai nức tiếng đất Nam bộ xưa cũng được trưng bày tại triển lãm. Lấy cảm hứng từ dòng gốm Cây Mai đã thất truyền từ thế kỷ 20, may mắn còn tìm lại được nghệ nhân gìn giữ, gắn bó với dòng gốm này để tái hiện những sản phẩm đặc trưng nhất của lò Cây Mai vang danh.

Sản phẩm khu lò gốm Cây Mai bao gồm loại đồ gốm thông dụng có kích cỡ lớn, loại sản phẩm có trang trí mỹ thuật, các loại ống dẫn nước, tượng bằng đất nung và đồ sành men màu. Loại sản phẩm gốm độc đáo và đặc trưng của gốm Cây Mai sản xuất cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là gốm men màu.

Dấu tích khu lò gốm Cây Mai nằm ở sau chùa Cây Mai. Ngày xưa từ Gò Cây Mai có con rạch nhỏ, nằm trên đường Nguyễn Thị Nhỏ chảy thông ra đường Lê Quang Sung, đổ ra cầu Cây Gõ và chảy vào rạch Lò Gốm. Hiện rạch này đã bị lấp. Đây là đường vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm gốm Cây Mai.

Bên cạnh đó là loại gốm cao cấp có men màu khá phong phú như trắng, xanh lam, xanh lục, nâu, vàng gồm nhiều kiểu loại phục vụ cho sinh hoạt như tô, chén, dĩa, muỗng…

Gốm trang trí như đôn, chậu kiểng; gốm thờ phụng tôn giáo như lư hương, bát nhang, bài vị, tượng thờ; gốm trang trí kiến trúc như long (rồng), voi, ngựa và các quần thể tiểu tượng.

Gốm Cây Mai đòi hỏi trình độ tay nghề thủ công rất cao, hiện các lò đã thất truyền về dòng gốm nay cốt yếu ở người nghệ nhân đã quá tuổi, nguyên liệu đất không còn tốt như xưa và trình độ làm men các lò dần mai một, thay việc đốt củi thành đốt ga cũng khiến dòng gốm đi vào dĩ vãng.

Tất cả các tác phẩm trong triển lãm đều được tái hiện hoàn thiện bằng tay, qua rất nhiều công đoạn thực hiện. Để ra được chất gốm như ngày xưa mà không được dùng lò củi, người nghệ sĩ đã phải nung bằng lò ga với kỹ thuật hơn 1200 độ C trong suốt hơn 10 tiếng tạo thành men chảy đặc trưng riêng biệt của dòng gốm Cây Mai.

Các màu men tro với 3 màu đặc trưng vàng hoàng đế, xanh ngọc bích, trắng ngà ngọc trai, được pha trộn với kỹ thuật cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.