Tình hình dòng vốn ngoại rót vào bất động sản

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Với tổng vốn đăng ký 1,53 tỷ USD, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản giảm sút mạnh nhất (giảm 51,5% so với cùng kỳ).

Tình hình dòng vốn ngoại rót vào bất động sản

Số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt hơn 13,43 tỷ USD, bằng 95,7% so cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, nhóm ngành bất động sản ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm sút mạnh nhất.

Với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD, con số này giảm 51,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm ngành bất động sản mất vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 10,02 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 502,1 triệu USD (chiếm 5%), giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 881,3 triệu USD).

Từ năm 2010 đến nay, vốn FDI tham gia đầu tư vào ngành bất động sản Việt Nam luôn đứng thứ 2 trong các lĩnh vực có thu hút vốn ngoại.

Tính đến nay, cả nước đã thu hút được hơn 37.500 dự án với tổng vốn đầu tư đạt gần 450 tỉ USD, trong đó đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có 1.100 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 66,4 tỉ USD. Con số này chiếm 15% tổng vốn đầu tư.

Theo Báo cáo thị trường bất động sản của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong quý II/2023, số lượng giao dịch bất động sản tăng hơn 30% so với quý I/2023, khoảng 3.704 giao dịch.

Tuy nhiên, con số này cũng giảm 40% so với cùng kỳ năm 2022.

Bất động sản ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm sút mạnh nhất, với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD giảm 51,5% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa)

Bất động sản ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm sút mạnh nhất, với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD giảm 51,5% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa)

Nhiều trở ngại

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay việc thu hút FDI vào bất động sản tại Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại.

Cụ thể, một số dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn tình trạng kém hiệu quả, dự án quy mô đất lớn nhưng chậm triển khai cũng như nảy sinh các vấn đề liên quan đến trật tự xã hội.

Trong đó, các vấn đề về thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, đấu thầu phức tạp, dẫn đến việc thực hiện dự án đầu tư bị kéo dài; tín dụng bất động sản và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang bị kiểm soát chặt chẽ…

"Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực BĐS trong thời gian tới”, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Anh Tuấn từng nhận định.

Đề xuất giải pháp, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, để dòng vốn ngoại tiếp tục chảy mạnh, trở thành "cú hích" cho thị trường, cơ quan chức năng cần tiếp tục cải thiện khung pháp lý cũng như các chính sách khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam.

Cùng với đó, Nhà nước cần tiếp tục có các giải pháp nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc pháp lý cho các dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, ưu tiên các dự án cấp thiết, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Dự báo trong thời gian tới, dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài đã và sẽ tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam. Do đó, đây là cơ hội để chủ đầu tư đang nắm giữ nhiều dự án "sạch", có thể bán dự án hoặc hợp tác, tạo giá trị lợi ích cho cả hai bên.

Đồng thời, đây cũng là hướng đi giúp các doanh nghiệp có thể xoay xở dòng tiền trả nợ, chống thất thoát, lãng phí nguồn lực đất đai, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đưa hàng vào thị trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.
Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.