Đạo Cơ Đốc là một tôn giáo xuất hiện trong tầng lớp dưới tại đế quốc Đông La Mã, có liên hệ nhất định với chủ nghĩa tuyệt đối Xiblai, chủ nghĩa hiện thực Babilon, di sản chủ nghĩa Platon Hy Lạp.
Nó phủ định lòng ham muốn vô hạn định, yêu cầu khôi phục sự cân bằng đã bị phá hoại. Nhưng do tính phản hiện thực cố hữu và tinh thần bí giáo lý của tôn giáo, lại thêm phần đông tín đồ lớp dưới văn hóa thấp nghe theo mù quáng, làm cho sự việc trở nên cực đoan.
Đạo Cơ Đốc đem việc giám sát cần xây dựng đối với quan hệ tình dục nam nữ, biến thành giáo điều và mê tín. Các cha đạo thời kỳ đầu (các thánh đồ) không thảo luận một số quan điểm - rất nhiều quan điểm trong số này mang tính cá nhân, tương đối, nhưng về sau trở thành giáo điều tuyệt đối, không cho phép nghi ngờ.
Theo Đàm Đại Chính, tình dục bị biến thành điều đáng khinh, lại thêm một số giáo phái cho rằng “xác thịt sinh ra đã là tà ác”, có người còn cho rằng “toàn thân người nữ và người nam từ thắt lưng trở xuống đều do ma quỷ tạo ra”.
Người ta đưa ra “thuyết độc thân tốt hơn kết hôn”; thuyết “tội tổ tông”; ban hành lệnh cấm nhà truyền đạo kết hôn; đặt ra sự kiềm chế và trừng phạt đối với tình dục. Mọi tình dục không liên can tới sinh đẻ đều bị coi là có tội.
Như một vị giáo chủ ở thế kỷ VII liệt kê các tội danh trong “Sổ tay chuộc tội khổ hạnh”, áp dụng các kỳ hạn khổ hạnh khác nhau như: Thông dâm với gái trinh: 1 năm; Thông dâm với phụ nữ đã có chồng: 4 năm; Nam đồng tính luyến ái: 10 năm; Nữ đồng tính luyến ái: 3 năm; Nam thủ dâm: 40 ngày; Nữ thủ dâm: 3 năm; Giao phối mồm: 7 năm, 12 năm hoặc chung thân; Có mơ tưởng tà dâm: Khổ tu tới lúc mơ tưởng đó bị tiêu tan…
Đàm Đại Chính cho rằng: “Ý đồ ban đầu của đạo Cơ Đốc là lập sự giám sát tình dục giữa nam nữ, làm cho quan hệ tình dục thăng hoa về tinh thần, tạo được sự khống chế lịch sự, đạt tới hài hòa và cân bằng xã hội, nhưng tính mù quáng, tính tuyệt đối của tôn giáo làm cho nó biến thành chủ nghĩa cấm dục xa rời tính người.
Đạo vốn nhằm cứu vãn con người lại trở nên phản tác dụng, nhất là khi nó kết hợp với thế lực phong kiến Trung cổ. Luật tôn giáo Trung cổ chẳng những quản giáo sĩ mà còn quản sinh hoạt của tất cả người thế tục; chẳng những quản hành vi mà cả tư tưởng, có quyền sinh quyền sát. Sở tài phán tôn giáo thời đó đã trở thành đại biểu của thế lực đen tối và tội ác.
Cầm tù Galilê, thiêu chết Brunô đã bộc lộ bản chất chà đạp tiến bộ. Và chủ nghĩa cấm dục trên vấn đề tình dục làm cho năng lượng tình dục con người không được giải phóng thích đáng mà phải dùng phương thức quanh co, phá vây mà ra, từ đó làm cho châu Âu thời Trung cổ trở thành một viện tâm thần lớn. Bài học lịch sử này, loài người mãi mãi không quên”.