'Tình cảnh đồng USD khi Mỹ lạm dụng trừng phạt'

GD&TĐ - Theo giới chuyên gia Mỹ, chính các lệnh trừng phạt Nga đã khiến đồng dollars Mỹ suy yếu, nền kinh tế Ukraine lao dốc không phanh.

Một nhà đầu tư Mỹ trước từng là người dẫn chương trình trên kênh Fox News là ông Clayton Morris đã nhận định trong một video đăng trên kênh YouTube Red Pilled TV rằng, Mỹ và Ukraine đã nhận cú phản đòn từ lệnh trừng phạt mà Washington đã áp đặt với Nga.

Ông Clayton Morris cho biết, điều trớ trêu là các biện pháp trừng phạt kinh tế được đưa ra để phong tỏa, cấm vận đối với Moscow đã đẩy nhanh việc từ bỏ đồng dollars Mỹ và hủy hoại nền kinh tế Ukraine, trong khi đó, không có tác động gì đáng kể đến nền kinh tế Nga.

Ông chỉ ra rằng, chỉ số GDP của Nga đã trở lại mức trước chiến tranh, thậm chí là còn có dấu hiệu khởi sắc, trong khi nền kinh tế Ukraine đã xuống dốc không phanh so với phần còn lại ở châu Âu.

Để khẳng định ý kiến của mình ông Morris dẫn ra biểu đồ tăng trưởng GDP ở Nga và Ukraine. Theo đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô của Ukraine bắt đầu xuống dốc nhanh chóng sau khi áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga, trong khi kinh tế Nga đã hồi phục và leo lên vị trí thứ 8 thế giới vào năm 2022, với tổng thu nhập quốc dân hơn 2,3 nghìn tỷ USD.

Morris cũng lưu ý rằng những biện pháp hạn chế không những không có tác động gì tới nền kinh tế Nga, mà còn thay đổi hoàn toàn vị thế của đồng dollars Mỹ trên thế giới.

Theo ông, nếu trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2022, tỷ lệ dự trữ ngoại hối thế giới bằng USD giảm từ 71% xuống còn 55% (tương đương mức giảm 16% trong 21 năm, bình quân gần 0.8% mỗi năm), thì chỉ trong một năm qua, nó đã giảm thêm tới 8%.

Như vậy, chỉ trong một năm qua, tỷ trọng của đồng USD đã giảm nhanh gấp 10 lần so với mức trung bình trong hai thập niên gần đây. Đây là mức giảm gây sốc đối với các nhà phân tích kinh tế-tài chính thế giới.

Theo chuyên gia Clayton Morris, tình hình thế giới hiện nay buộc các nước phải sử dụng những đồng tiền mạnh khác để thay thế dollars Mỹ trong giao dịch, ví dụ như đồng Ruble của Nga, Nhân Dân Tệ của Trung Quốc…, và đó là mối đe dọa nhất đối với hệ thống tài chính Mỹ.

Moscow quả thực đã đúng khi nhiều lần tuyên bố rằng, họ sẽ ứng phó được với áp lực trừng phạt mà phương Tây bắt đầu gây ra cho nước này từ vài năm trước và hiện nay vẫn đang tiếp tục gia tăng

Moscow khẳng định, chiến lược lâu dài của Mỹ và các đồng minh là áp đặt thêm các lệnh trừng phạt để kiềm chế và làm suy yếu nước Nga, nhưng chính sự phong tỏa, bao vây, cấm vận của phương Tây lại giáng đòn nặng nề vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, kể cả Mỹ và châu Âu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ