Mỹ viện trợ quân sự cho Kiev là đầu tư một vốn bốn lời?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Xung đột Nga-Ukraine đã giúp kinh tế Mỹ hưởng lợi nhờ chiếm thị trường năng lượng châu Âu và các hợp đồng sản xuất vũ khí.

Mỹ viện trợ quân sự cho Kiev là đầu tư một vốn bốn lời?

Nhà bình luận Leonid Bershidsky mới đây đã viết trong một bài xã luận cho Bloomberg rằng, các nước phương Tây thường xuyên than vãn về những tốn kém cho việc giúp đỡ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga, nhưng tại sao họ vẫn tiếp tục gia tăng các gói viện trợ mới?

Theo ông, cuộc khủng hoảng kéo dài ở Ukraine đã làm suy yếu sự ủng hộ của các đồng minh phương Tây đối với chính quyền Kiev và nếu không nhờ những lợi ích kinh tế bản thân mình thu được thì các nước NATO đã ngừng viện trợ quân sự cho Kiev từ lâu rồi.

Ông lấy ví dụ Washington đã viện trợ quân sự cho chính quyền Kiev vài chục tỷ USD nhưng nước này cũng thu lại được lợi ích rất lớn về kinh tế, bởi viện trợ trên danh nghĩa là không hoàn lại, nhưng Ukraine sau này sẽ phải trả bằng những ưu đãi khác cho phương Tây.

Hơn nữa, những khoản viện trợ này cũng có tác động tích cực rất lớn đến nền kinh tế của Mỹ vốn mới vừa gượng dậy và đang thiếu sức bật, 3 năm sau đại dịch COVID-19.

Ông Leonid Bershidsky dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hỗ trợ quân sự cho Kiev vào năm 2022 chiếm khoảng 5,3% tổng chi tiêu quốc phòng của Hoa Kỳ. Hầu hết số tiền này được quy đổi thành dạng trang, thiết bị do Hoa Kỳ sản xuất để cung cấp cho Ukraine.

Theo ông, sự hỗ trợ vũ khí, trang bị của Mỹ cho Ukraine khiến kho vũ khí dự trữ của Mỹ và các đồng minh cạn kiệt, khiến Lầu Năm Góc phải ký thêm nhiều hợp đồng mới với các tập đoàn sản xuất đạn dược của Mỹ, đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Mỹ.

Để xác nhận, tác giả đã chỉ ra dữ liệu của các chuyên gia từ tổ chức nghiên cứu RAND của Mỹ cho biết, cuộc xung đột Nga-Ukraine kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, mở rộng khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm, từ đạn pháo tới tên lửa phòng không.

Vấn đề thứ hai là cuộc chiến Nga-Ukraine đã dẫn đến việc Mỹ và EU ban hành hàng chục nghìn lệnh trừng phạt nhằm vào các chủ thể và cá nhân ở Nga, cấm xuất, nhập khẩu nhiều mặt hàng khác nhau, giúp các công ty Mỹ chiếm lĩnh thêm nhiều thị trường truyền thống của Nga.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine dưới sự kích động của Mỹ là nguyên nhân gián tiếp gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, khiến Moscow và Brussels thiệt hại nghiêm trọng, trong khi Washington lại ung dung hưởng lợi.

Lệnh cấm mua dầu mỏ, khí đốt và áp đặt giá trần dầu đối với Moscow, cùng với sự ngăn chặn và phá hoại tuyến đường ống Nord Stream 2 đã buộc nhiều nước châu Âu phải từ bỏ dầu mỏ và khí đốt đường ống giá rẻ của Nga, quay sang mua dầu đá phiến và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giá cao của Mỹ.

Bershidsky tuyên bố rằng sự giảm bớt sự hiện diện của Nga trên thị trường năng lượng châu Âu đã mở ra cơ hội cho các tập đoàn năng lượng Mỹ đánh chiếm thị phần dầu mỏ và khí đốt của Nga ở châu Âu.

Đây là một mũi tên trúng 2 đích của Washington, khi buộc Brussels cắt đứt những liên hệ kinh tế cuối cùng với Moscow, khiến Điện Kremlin mất đi một nguồn thu khổng lồ có thể sử dụng trong chiến tranh, đồng thời làm gia tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào Mỹ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ