Tín hiệu tích cực từ kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023

GD&TĐ - Từ phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, các chuyên gia đã đưa ra những nhận định tích cực về kết quả thi.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Trường ĐH tin tưởng vào kết quả thi

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cho thấy một tín hiệu rất tích cực. Trước hết khẳng định được việc ổn định của kỳ thi như Bộ GD&ĐT đã công bố. Thứ hai, đã có sự phân hóa và đây là cơ sở cần thiết. Thứ ba, kỳ thi tốt nghiệp nên đòi hỏi một mặt bằng chung chứ không phải thi để chọn. Do đó, trên kết quả như vậy, qua các năm, có thể thấy Bộ GD&ĐT giữ được một kỳ thi ổn định và dần dần đã có những cải tiến để tốt hơn.

Đơn cử như môn Lịch sử, theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, sau quá trình đã có những cải tiến về theo cách dạy, cách học, kiểm tra, đánh giá, nên tín hiệu từ kết quả thi là rất đáng mừng. Với Giáo dục công dân, điểm thi năm nay cao cũng là tín hiệu đáng mừng, thể hiện mức độ dân trí của học sinh đang tăng lên. Với môn tiếng Anh, kết quả thi đặt ra yêu cầu cần cải thiện thế nào cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá cũng như đầu tư về ngoại ngữ cho các vùng miền khác nhau. Tức là tác động để chúng ta điều chỉnh về mặt chính sách.

“Đó là một trong những đơn cử để thấy rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt được kết quả và có nhiều tín hiệu tích cực, tiến bộ so với trước đây”, GS Nguyễn Văn Minh chia sẻ.

GS Nguyễn Văn Minh đồng thời cho rằng, đây là kỳ thi tốt nghiệp, nên học sinh nào đạt được là có thể tốt nghiệp chứ không phải một cuộc thi để chọn lọc. Qua đây để thấy, sự điều chỉnh của đề thi là do yêu cầu để các em có một trình độ nhất định trở thành công dân khi ra ngoài xã hội. Đây là mục đích tối thượng. Từ cơ sở như vậy, hàng năm, Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh để thích hợp với yêu cầu, không phải điều chỉnh để thay đổi số điểm. Mong muốn đó của chúng ta đã đạt được.

“Một trong các kỳ thi đáng tin cậy nhất trong thời điểm hiện tại là kỳ thi tốt nghiệp THPT và hầu hết các trường đại học tin tưởng vào kết quả này. Đề thi mặc dù có mặt bằng chung nhưng có sự phân hóa. Chúng ta xem xét trên các tổ hợp khác nhau, tùy thuộc vào các trường có mong muốn tuyển sinh từng tổ hợp mà có thể nhìn nhận trên đây là một cơ sở được lựa chọn. Ví dụ như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dành hơn 70% chỉ tiêu để tuyển thí sinh từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều này để thấy được niềm tin đối với kỳ thi rất cao”, GS Nguyễn Văn Minh chia sẻ thêm.

TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT.

TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT.

Một số môn có sự cải thiện tốt hơn

Qua quan sát phổ điểm do Ban Chỉ đạo thi công bố, TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT nhận thấy các phổ điểm năm nay cùng hai năm trước tương đối ổn định. Sự ổn định này nói lên việc ra đề của Bộ GD&ĐT khá chắc chắn, tạo ra sự ổn định cho xã hội, cho học sinh, phụ huynh. Đây là điều đáng mừng.

Đặc biệt, một số môn có sự cải thiện tốt hơn. Ví dụ như phổ điểm của môn Lịch sử năm nay, về hình dáng đẹp hơn so với hai năm trước. Các môn Toán, Vật lý, Hóa học tính ổn định khá cao.

Môn Giáo dục công dân có thể thấy được có nhiều điểm khá giỏi, đây là điều đáng mừng không có gì lo lắng.

Về phổ điểm môn tiếng Anh, Bộ GD&ĐT nên phân tích đến từng vùng, từng trường học để xem như thế nào. Trên cơ sở đó mới có một kết luận và các đề xuất chính xác về dạy và học ngoại ngữ.

“Có thể nói rằng, kỳ thi đã đạt được mục đích đánh giá tốt nghiệp THPT và là căn cứ cho các trường đại học tham khảo, xét tuyển vì có sự phân hóa tốt”, TS Quách Tuấn Ngọc đánh giá.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.