Tìm ra quán quân cuộc thi Phát triển ứng dụng InnoWorks

GD&TĐ - Tối 29/8, chung kết cuộc thi Phát triển ứng dụng InnoWorks được Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội để tìm ra quán quân giành giải thưởng120 triệu đồng.

Đội giải nhất giành phần thưởng 120 triệu đồng
Đội giải nhất giành phần thưởng 120 triệu đồng

Tại đây, 6 đội thi được đánh giá trực tiếp qua bài thuyết trình 15 phút với PowerPoint bằng tiếng Anh, 3 phút video có phụ đề tiếng Anh và bộ công cụ demo (tuỳ chọn). Ngôn ngữ trình bày tại cuộc thi bằng tiếng Việt. Ban giám khảo sẽ đánh giá thông qua mục tiêu, đối tượng, công nghệ sử dụng và kết quả phát triển ứng dụng của nhóm, sự tiến bộ của nhóm trong tiến trình cuộc thi.

Hơn 10 giờ đêm, kết quả cuộc thi được công bố với giải nhất thuộc về dự án “Phát hiện mầm bệnh sớm trong nông nghiệp” của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Giải nhì thuộc về dự án “Hệ thống hỗ trợ quản lý dây chuyền công nghiệp” (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội). Giải ba thuộc về dự án “Ứng dụng công nghệ LORA trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh” (Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông”. Còn lại là 3 giải khuyến khích thuộc về 2 dự án của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và 1 dự án của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.

Sau 4 tháng phát động, Cuộc thi Phát triển Ứng dụng “AloT Developer InnoWorks 2019” (InnoWorks) đã thu hút sự tham gia của hàng trăm thí sinh trong cả nước. Trải qua các vòng thi sơ loại, bán kết, tranh tài trong đêm chung kết là 6 đội xuất sắc nhất.

Cuộc thi Phát triển Ứng dụng InnoWorks 2019 tại Việt Nam Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đăng cai tổ chức, thực hiện thỏa thuận đã ký kết với Tập đoàn Advantech.

Đây là cuộc thi phát triển phần mềm và các ứng dụng công nghiệp theo đội, nhóm dựa trên nền tảng WISE-PaaS của Tập đoàn Advantech, với tổng giải thưởng lên tới 330 triệu đồng. Cuộc thi được Tập đoàn Advantech tài trợ tổ chức tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ vào cùng một thời điểm, bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Việt Nam.

Mục tiêu của các hoạt động này nhằm mục đích khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp cho sinh viên, tạo điều kiện cho các bạn trẻ đam mê công nghệ có cơ hội hiện thực hoá các ý tưởng sáng tạo của mình và giao lưu, học hỏi cùng các chuyên gia và các bạn bè trong nước, quốc tế.

Giải nhì thuộc về dự án “Hệ thống hỗ trợ quản lý dây chuyền công nghiệp” (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội).
Giải nhì thuộc về dự án “Hệ thống hỗ trợ quản lý dây chuyền công nghiệp” (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội).  

Đánh giá về Cuộc thi này, ông Đỗ Đức Hậu - Tổng Giám đốc Công ty Advantech Việt Nam cho biết: “Tuy là lần đầu tiên tổ chức nhưng Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của hơn 30 đội thi. Các đội đều có ý tưởng tốt, giải quyết được các bài toán cụ thể của đời sống thực tế như các vấn đề liên quan đến giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, sản xuất thông minh... Đây là những bài toán quan trọng trong thực tế của doanh nghiệp cũng như cuộc sống hàng ngày. Tôi tin rằng những đề tài này hoàn toàn có thể đưa vào đời sống thực tế trong tương lai”.

Còn đối với sinh viên, Cuộc thi này là một trải nghiệm, học hỏi thú vị, khác hẳn với nhiều cuộc thi khác về khoa học.

Mai Văn Dũng – Trưởng nhóm BK-Power (Trường ĐHBK Hà Nội) chia sẻ: “Đối tượng của Cuộc thi được mở rộng trong tất cả các trường đại học trên cả nước và kể cả các anh chị đã đi làm nên có tính cạnh tranh rất lớn. Trong khi đó, Cuộc thi dựa trên nền tảng WISE-PaaS của Tập đoàn Advantech, đây là nền tảng mới, lạ với chúng em.

Thế nhưng, chính những điểm mới này đã giúp ích cho chúng em nhiều, ngoài việc học hỏi, tích lũy kỹ năng chuyên môn, nắm bắt, tiếp cận, sử dụng được công nghệ mới, nhóm đã trau dồi được các kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, giao tiếp, đối mặt với những áp lực...”.

Cuộc thi chính thức được phát động vào tháng 4/2019, gồm 3 vòng thi: Sơ Khảo (5/2019), Bán Kết (7/2019) và Chung Kết (8/2019).

Quán quân của Cuộc thi sẽ được nhận giải thưởng cao nhất: 120 triệu đồng và tiếp tục giao lưu và chia sẻ dự án của mình với các đội vô địch ở các nước khác vào tháng 9/2019; 5 đội còn lại lần lượt nhận về các giải thưởng: 1 giải nhì (70 triệu đồng), 1 giải ba (50 triệu đồng) và 3 giải khuyến khích (30 triệu đồng mỗi giải).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.