Tìm đối sách cho thuế carbon

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhằm hạn chế phát thải ra môi trường, giảm tác động của biến đổi khí hậu, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng thuế carbon.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Nhằm hạn chế phát thải ra môi trường, giảm tác động của biến đổi khí hậu, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng thuế phát thải khí nhà kính, gọi tắt là thuế carbon.

Đây là loại thuế đánh trên cơ sở lượng khí thải carbon tương đương phát ra trong quá trình sản xuất một đơn vị hàng hóa và các dịch vụ liên quan như chế biến, đóng gói và vận chuyển hay cả hoạt động logistics, đến tay người tiêu thụ. Có thể xem thuế carbon là một loại thuế phạt theo mức độ gây ô nhiễm, chủ yếu dựa vào nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền”.

Đáng chú ý, từ tháng 10/2023, Liên minh châu Âu (EU) - thị trường xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam - sẽ bắt đầu lộ trình đánh thuế carbon đối với hàng hóa vào thị trường này. Điều này sẽ tạo ra những thách thức mới đối với các quốc gia xuất khẩu vào EU, bao gồm cả Việt Nam.

Cụ thể, EU đã ban hành Đạo luật cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM) nhằm “chặn” việc nhập khẩu hàng hóa có hàm lượng carbon cao hơn mức EU quy định từ các quốc gia bên ngoài khối này.

Theo đó, trong giai đoạn chuyển đổi, tính từ ngày 1/10/2023 - 1/1/2026, các nhà nhập khẩu những nhóm mặt hàng xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và khí hydrogen từ các quốc gia bên ngoài EU cần khai báo phát thải khí nhà kính trong các hàng hóa nhập khẩu, nhưng chưa đánh thuế nên các nhà nhập khẩu chưa phải chi trả.

Trong giai đoạn chuyển đổi này, EU cũng sẽ cân nhắc khả năng mở rộng các nhóm mặt hàng cần kiểm soát.

Giai đoạn thứ hai, được tính từ 1/1/2026, nhà nhập khẩu cần khai báo hàm lượng dấu chân carbon trong sản phẩm nhập khẩu, cần tính chứng chỉ CBAM (carbon tương tương) và phải trả tiền cho chính phủ tại quốc gia trong EU, nơi hàng hóa được nhập khẩu vào.

Giá của chứng chỉ được xác định dựa trên mức giá carbon trung bình hàng tuần theo hình thức đấu giá trong hệ thống “trao đổi hạn ngạch phát thải của EU” đang được vận hành. Dự kiến mức giá phải trả cho chứng chỉ CBAM sẽ ngày càng tăng.

Theo báo cáo đánh giá tác động của thuế carbon lên 3 quốc gia bao gồm Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ do Ngân hàng Thế giới thực hiện tháng 5/2021, loại thuế này sẽ làm tăng khoảng 36 tỷ USD chi phí mỗi năm đối với 3 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu là thép, xi măng và nhôm.

Mức độ ảnh hưởng sẽ càng lớn hơn nữa khi vài năm tới sẽ đến lượt các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU như thiết bị điện tử lắp ráp, phụ tùng máy móc, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sắt thép, hàng thủy sản, xơ sợi…

Hiện tại, thuế carbon vẫn là vấn đề rất mới với Việt Nam và hoàn toàn chưa được ghi nhận trong chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như trong chính sách, pháp luật về thuế, phí.

Tuy nhiên, thuế carbon là xu thế tất yếu trong tiến trình nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và điều này sẽ tác động mạnh đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nước ta.

Các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất các mặt hàng thuộc diện phải chịu thuế carbon - hoặc phải cố gắng điều chỉnh giảm phát thải theo yêu cầu của nước nhập khẩu; hoặc phải mua chứng chỉ carbon, kéo theo đó, sẽ làm tăng giá của hàng hóa xuất khẩu.

Vì thế, việc đề xuất áp dụng thuế carbon và xây dựng lộ trình áp dụng thuế carbon rất cần được Chính phủ cân nhắc lúc này.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

Thế giới
GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.

Đừng bỏ lỡ