Tiểu hành tinh Ryugu là sản phẩm của va chạm vũ trụ

GD&TĐ - Những nghiên cứu mới mở ra cái nhìn khác về nguồn gốc tiểu hành tinh Ryugu.

Tiểu hành tinh Ryugu.
Tiểu hành tinh Ryugu.

Những quan sát do tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa-2 của Nhật Bản thực hiện cho thấy Ryugu có cấu tạo từ vật chất của ít nhất là hai vật thể nhỏ hơn. Điều đó có nghĩa là tiểu hành tinh Ryugu có thể là sản phẩm của một vụ va chạm vũ trụ.

Trên tạp chí Nature Astronomy (Vương quốc Anh) xuất hiện các kết quả phân tích thành phần địa chất tiểu hành tinh Ryugu. Hóa ra, một phần lớn của Ryugu chứa carbon và nước – giống như các tiểu hành tinh và thiên thạch kiểu C. Phần còn lại chứa ít nước và giàu silic – đây là đặc điểm của thiên thạch kiểu S.

“Chúng tôi đã sử dụng camera quang học của Hayabusa-2 để quan sát bề mặt Ryugu trong những bước sóng ánh sáng khác nhau. Bằng cách này, chúng tôi phát hiện sự khác biệt của đá tiểu hành tinh. Trong số các tảng đá sáng màu, đá kiểu S và kiểu C có suất phản chiếu (albedo) khác nhau” - Tiến sĩ Eri Tatsumi, ở ĐH La Laguna (Tây Ban Nha), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết như vậy.

Suất phản chiếu là tỷ lệ giữa lượng bức xạ tản phát từ bề mặt và bức xạ chiếu đến bề mặt đó. Suất phản chiếu là chỉ số xác định khả năng phản xạ bức xạ của một bề mặt cho trước.

Các nhà khoa học cho rằng, tiểu hành tinh Ryugu hình thành từ 10 - 20 triệu năm trước, tức là chưa quá lâu trong thang độ thời gian vũ trụ. Tiểu hành tinh Ryugu dường như hình thành trong kết quả va chạm hai tiểu hành tinh kiểu C và kiểu S. Hiện giờ, nó có đường kính là khoảng 435 km.

“Ryugu là quá nhỏ để có thể tồn tại trong suốt 4,6 tỷ năm lịch sử Hệ Mặt trời. Những thiên thể kích cỡ như Ryugu bị quấy nhiễu bởi các tiểu hành tinh cỡ trung bình khác trong vài ba triệu năm. Chúng tôi cho rằng tiểu hành tinh Ryugu đã “sống gần hết cuộc đời” trong vai trò thiên thể kiểu C.

Nhận định này dựa trên các quan sát của tàu Hayabusa-2, theo đó, tiểu hành tinh rất xốp và mềm. Những thiên thể như vậy dường như hình thành từ sự tích tụ các mảnh vỡ vật chất sau va chạm” – Giáo sư Seiji Sugita ở ĐH Tokyo (Nhật Bản) cho biết.

Lịch sử của tiểu hành tinh Ryugu đòi hỏi những phân tích chính xác hơn, tuy nhiên, thật may mắn là chúng ta không phải chờ đợi nhiều chứng cớ hơn nữa. Tàu thăm dò Hayabusa-2 đã thu thập được một số mẫu đất đá bề mặt và dưới bề mặt để đưa về Trái đất trong tháng 12 tới.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.