Tiến sĩ Nguyễn Vũ Quỳnh: Một phần cuộc sống dành cho nghiên cứu khoa học

Tiến sĩ Nguyễn Vũ Quỳnh: Một phần cuộc sống dành cho nghiên cứu khoa học

Chủ nhân nhiều bài báo khoa học và giải pháp

Tốt nghiệp thủ khoa ngành Điện khí hóa cung cấp điện của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (năm 2003), TS Nguyễn Vũ Quỳnh về công tác tại Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) cho đến nay. 

Anh đã trải qua nhiều vị trí: Giảng viên, Phó khoa, Trưởng khoa Khoa Cơ điện – Điện tử và hiện là Phó Hiệu trưởng nhà trường. Dù ở cương vị nào, TS Nguyễn Vũ Quỳnh đều dành tình yêu cho nghiên cứu khoa học (NCKH).

Anh chia sẻ: "Xác định NCKH góp phần nâng cao trình độ của giảng viên, tiến tới làm chủ khoa học và công nghệ, tạo sự đam mê trong cuộc sống. Đồng thời, NCKH cũng có thể đóng góp tri thức cho thực tiễn sản xuất thông qua các sản phẩm ứng dụng. Tuy nhiên, với giảng viên trẻ, việc kết hợp được đầy đủ mặt nêu trên là vô cùng khó khăn".

Với sự giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp, TS Nguyễn Vũ Quỳnh đã tìm hướng NCKH phù hợp với cá nhân và sự phát triển của Trường ĐH Lạc Hồng. Anh không ngừng nỗ lực để từng bước thực hiện các nhiệm vụ khoa học đặt ra, thực hiện thành công đề tài nghiên cứu, từ đó từng bước xây dựng nền tảng chuyên môn vững vàng.

TS Nguyễn Vũ Quỳnh đã hướng dẫn 10 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; hoàn thành 13 đề tài NCKH cấp trường và 1 đề tài NCKH cấp tỉnh; công bố 36 bài báo khoa học trong đó có 20 bài báo trên tạp chí quốc tế có uy tín; được cấp 1 bằng độc quyền giải pháp hữu ích; xuất bản 6 cuốn sách và 1 đề tài được đăng trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2016.

Theo đuổi hai hướng nghiên cứu

TS Nguyễn Vũ Quỳnh cho biết: Con đường NCKH của anh có hai hướng chính: Thuật toán điều khiển thông minh và ứng dụng thiết bị tự động hóa với PLC (Programmable Logic Controller), thiết bị điều khiển lập trình được nó cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.

Với 46 công bố khoa học, Trường Đại học Lạc Hồng đã lọt vào tốp 50 trường đại học tại Việt Nam có nhiều công bố khoa học quốc tế. 

TS Nguyễn Vũ Quỳnh cho biết: “Thực hiện những chính sách nêu trên, Trường Đại học Lạc Hồng mong muốn hỗ trợ cho những người có khả năng nghiên cứu để họ tập trung nghiên cứu. 

Việc khen thưởng là xứng đáng với công sức của những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Chính sách này cũng nhằm giữ nhân tài cho nhà trường. 

Hiện nay, khối ngành kỹ thuật của trường gồm các ngành như: Cơ điện tử, điện điện tử, tự động hóa, hóa thực phẩm, dược, công nghệ thông tin, xây dựng… đang có số lượng công bố khoa học nhiều hơn so với khối ngành kinh tế, xã hội. 

Ở khía cạnh nghiên cứu mang tính học thuật, anh tập trung vào các nội dung thuật toán điều khiển thông minh (điều khiển mờ, điều khiển mờ thích nghi, điều khiển mạng neural, giải thuật bầy đàn, giải thuật di truyền…) để ứng dụng trong điều khiển robot và thiết bị tự động hóa; 

Nghiên cứu về hệ thống nhúng trên nền FPGA; Các giải thuật tối ưu hóa hệ thống điện. Nghiên cứu trong lĩnh vực này tạo cơ sở để xây dựng nền tảng về điều khiển, mang tính học thuật.

Ở khía cạnh nghiên cứu mang tính ứng dụng, anh tập trung vào nghiên cứu thiết bị tự động hóa với PLC (Siemens, Omron, Mitsubishi…) và thiết kế, chế tạo máy móc chuyển giao công nghệ. 

Các nghiên cứu trong lĩnh vực này có tính ứng dụng, phục vụ cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. TS Nguyễn Vũ Quỳnh đã chủ trì và tham gia vào các đề tài đặt hàng của doanh nghiệp và ứng dụng thành công vào dây chuyền sản xuất tại nhiều công ty.

Trong thời gian công tác tại Trường ĐH Lạc Hồng (từ năm 2003 đến nay), anh luôn phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học. Đồng thời ý thức thúc đẩy hoạt động đào tạo và nghiên cứu để có những kết quả đáng kể cho những năm tháng tiếp theo.

Trong công tác giảng dạy, anh tự cập nhật nội dung bài giảng, trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng để tạo sự hấp dẫn cho người học.

Với công tác NCKH, anh coi là hoạt động quan trọng nhất của giảng viên và sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng. 

"Đây là hoạt động trí tuệ giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập vào thực tiễn, rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, phê phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm khác nhau…

Trên cơ sở đó, nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra bước đi ban đầu để sinh viên tiếp cận với vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn" - TS Nguyễn Vũ Quỳnh chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.