Thừa Thiên Huế: Lưu ý sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế yêu cầu các đơn vị thực hiện một số nội dung liên quan đến việc sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Thừa Thiên Huế: Lưu ý sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Theo đó, việc kiểm tra, đánh giá cả 4 kỹ năng đọc, nghe, nói, viết phải được thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học để đảm bảo chất lượng.

Vận dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tương ứng cho từng cấp học được Bộ GD&ĐT ban hành tại các Quyết định số 1475/QĐ-BGDĐT, số 1477/QĐ-BGDĐT và số 1479/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2016 về ban hành định đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông để đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh trong quá trình học tập và khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh.

Đối với đánh giá thường xuyên và định kỳ trên lớp, giáo viên xây dựng bài kiểm tra theo định hướng của định dạng đề thi. Bài kiểm tra định kỳ từ 1 tiết (hoặc 45 phút) trở lên phải có ít nhất 3 kỹ năng gồm nghe, đọc và viết. Bài kiểm tra thường xuyên (tối đa 15 phút) được xây dựng dựa trên định hướng của bài kiểm tra định kỳ căn cứ vào yêu cầu và điều kiện thực tế.

Sử dụng định dạng bậc 1 cho lớp 6 và định dạng bậc 2 cho lớp 10 đối với các đơn vị cần khảo sát năng lực sử dụng Tiếng Anh của học sinh đáp ứng yêu cầu đầu vào. Học sinh có kết quả đánh giá năng lực đạt yêu cầu ở cấp học trước hoặc có chứng chỉ, chứng nhận tương đương (chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL International; TOEFL Junior; IELTS; CAE; FCE; PET; KET; Flyers; Movers ...) còn hiệu lực không phải tham gia khảo sát đầu vào.

Nghiên cứu áp dụng các định dạng đề thi để đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh cuối lớp 5 (bậc 1), cuối lớp 9 (bậc 2) và cuối lớp 12 (bậc 3); đồng thời khảo sát đầu vào lớp 6 và lớp 10 cho chương trình 10 năm (nếu cần thiết).

Bài đánh giá năng lực cuối cấp hoặc đầu vào có thể tổ chức trực tuyến hoặc trên giấy. Khuyến khích tổ chức trực tuyến để có thể triển khai trên diện rộng và đánh giá được đầy đủ các kỹ năng, đảm bảo sự thành công của chương trình tiếng Anh ở các cấp học phổ thông.

Mời các tổ chức, các nhà chuyên môn có năng lực để tổ chức tập huấn đầy đủ về kiểm tra đánh giá, xây dựng câu hỏi đề thi theo định dạng được ban hành cũng như nghiệp vụ làm thi, tổ chức coi thi, chấm thi và giám sát thi.

Cần đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá và khảo sát năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh nghiêm túc, khách quan; đặc biệt là hình thức thi trực tuyến để đánh giá được tất cả các kỹ năng tiếng Anh của học sinh.

Đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của tổ chức thi đủ các kỹ năng cho cả hình thức trực tuyến và trên giấy. Xây dựng và từng bước hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi để sử dụng trong quá trình áp dụng định dạng đề thi.

Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để từ năm học 2016-2017 có thể triển khai diện rộng và hiệu quả việc đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông, đảm bảo việc kiểm tra đánh giá phù hợp với việc dạy và học đầy đủ các kỹ năng nhằm đạt các mục tiêu của Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.