Thủ tướng Đức chỉ trích người phản đối gửi vũ khí cho Ukraine

GD&TĐ - Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định việc ngừng cấp vũ khí phương Tây cho Ukraine sẽ không mang lại hòa bình.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz
Thủ tướng Đức Olaf Scholz

Trong một bài phát biểu tại Quốc hội hôm 2/3, ông Cholz chỉ trích những người phản đối việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Bên cạnh đó, ông Scholz ca ngợi sự đoàn kết giữa Liên minh châu Âu, G7 và NATO trong việc hỗ trợ quân sự cho Kiev, khoe rằng Đức đang huấn luyện số lượng binh sĩ Ukraine lớn nhất trong số các đồng minh của mình và cam kết hỗ trợ liên tục cho Kiev.

“Người ta cũng không đạt được hòa bình khi hét lên ‘đừng bao giờ chiến tranh nữa’ ở đây tại Berlin, đồng thời yêu cầu phải dừng tất cả việc vận chuyển vũ khí” - Thủ tướng Đức tuyên bố.

Các bình luận trên dường như ám chỉ một cuộc biểu tình phản chiến được tổ chức bởi chính trị gia Die Linke (Đảng Cánh tả) Sahra Wagenknecht và tác giả Alice Schwarzer vào tuần trước. Hàng nghìn người biểu tình đã xuống đường ở Berlin, tập trung tại Cổng Brandenburg yêu cầu chính phủ ngừng gửi vũ khí cho Kiev.

"Chúng tôi cần tiếp tục sản xuất vũ khí, thiết bị và đạn dược quan trọng. Điều này đòi hỏi phải ký kết các hợp đồng dài hạn và tài chính để tăng năng lực sản xuất" - ông nói.

Theo ông Scholz, Đức có cơ hội tổ chức một nền tảng công nghiệp, nhờ đó đạt được hòa bình và an ninh ở châu Âu. Như người đứng đầu chính phủ Đức nhấn mạnh, ý định này là một kết luận hợp lý từ năm ngoái, đã trở thành "biên giới của thời đại mới".

Trước đó, ngày 1/3, tạp chí Der Spiegel đưa tin Ủy ban châu Âu (EC) đã xây dựng đề án chuyển nền kinh tế sang chế độ thời chiến nhằm hỗ trợ Ukraine. Theo tạp chí này, EC đang chuẩn bị đệ trình lên các quốc gia thành viên EU một kế hoạch không chỉ đảm bảo cung cấp quân sự cho Ukraine mà còn bổ sung kho vũ khí của các nước EU.

Ngày 23/2, cựu sĩ quan tình báo Thủy quân lục chiến Mỹ Scott Ritter nói rằng Tổng thống Joe Biden đã gây áp lực lên các nước phương Tây bằng cách đề cập trong bài phát biểu của mình về sự bất khả xâm phạm của quá trình ủng hộ chế độ Kiev. Lý do là vì kho thiết bị quân sự của Mỹ là không phải là không giới hạn và sớm hay muộn sẽ hết.

Ngày 19/2, người đứng đầu cơ quan chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell, cho biết Ukraine nhận đủ vũ khí, nhưng ít đạn dược. Ông nhấn mạnh EU phải giải quyết vấn đề này trong vòng vài tuần. Trong hai ngày 6-7/3, các ngoại trưởng EU sẽ nhóm họp để phối hợp cung cấp thêm vũ khí và đạn dược cho Ukraine.

Ngày 16/2, Đại tá Mỹ Douglas McGregor cho biết lời kêu gọi của lãnh đạo Lầu Năm Góc Lloyd Austin trong việc tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev là không có ý nghĩa, bởi các nước phương Tây không có đạn dược cũng như cơ sở sản xuất để tái sản xuất cho Ukraine.

Các nước phương Tây đã tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev trong bối cảnh Nga tiến hành hoạt động đặc biệt của để bảo vệ Donbass. Quyết định về hoạt động quân sự đặc biệt được đưa ra trong bối cảnh khu vực trở nên trầm trọng hơn được cho là do pháo kích của quân đội Ukraine.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ