Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi dự giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn

GD&TĐ - Giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn với nhiều giá trị thiết thực ý nghĩa được tổ chức cho cấp tiểu học – cấp đầu tiên của giáo dục phổ thông.

Học sinh đến từ 9 tỉnh, thành trên cả nước dự thi Chương trình giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024-2025. Ảnh: Hồ Lài
Học sinh đến từ 9 tỉnh, thành trên cả nước dự thi Chương trình giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024-2025. Ảnh: Hồ Lài

Sáng 30/3, tại Nghệ An, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia – Công ty Toyota Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học, năm học 2024 – 2025.

Dự chương trình giao lưu có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi; đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia; lãnh đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Các đại biểu dự Chương trình giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học toàn quốc năm học 2023 – 2024. Ảnh: Hồ Lài

Các đại biểu dự Chương trình giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học toàn quốc năm học 2023 – 2024. Ảnh: Hồ Lài

Chương trình giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học toàn quốc năm học 2023 – 2024 với sự tham gia của 9 đội thi đến từ các tỉnh: Nghệ An, Lào Cai, Bắc Giang, Hưng Yên, Ninh Bình, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Đắk Lắk.

Phát biểu khai mạc giao lưu, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, những năm qua Bộ GD&ĐT đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông tới tất cả các cấp học các nhà trường trên phạm vi cả nước. Đặc biệt là việc đưa nội dung giáo dục An toàn giao thông vào chương trình chính khóa dưới hình thức tích hợp từ bậc học Mầm non đến THPT.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại chương trình giao lưu. Ảnh: Hồ Lài

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu tại chương trình giao lưu. Ảnh: Hồ Lài

Vì vậy song song hoạt động chuyên môn, các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm của học sinh về an toàn giao thông. Xây dựng văn hoá tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong lứa tuổi học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Chào mừng học sinh các tỉnh thành trên cả nước về tham dự giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn năm học 2024-2025, thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi nhấn mạnh ý nghĩa của việc chương trình được tổ chức dành cho cấp tiểu học.

Chương trình giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn gồm 9 đội thi đến từ 9 tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Hồ Lài

Chương trình giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn gồm 9 đội thi đến từ 9 tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Hồ Lài

Đây là cấp học đầu tiên của bậc học phổ thông, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em, có ảnh hưởng lớn đến hình thành thói quen, hành vi chuẩn mực và nhân cách của con người. Trong đó, kiến thức về an toàn giao thông và kỹ năng tham gia giao thông an toàn là rất quan trọng. Việc được trang bị kiến thức, kỹ năng ngay từ lứa tuổi này, sẽ là nền tảng để các em hình thành ý thức, văn hóa giao thông và tiếp tục được bồi đắp ở các cấp học tiếp theo.

Thứ trưởng mong muốn các em học sinh khi tham gia chương trình sẽ có một sân chơi sôi nổi, giao lưu nhiều bạn bè khắp cả nước, tiếp thu nhiều kiến thức ý nghĩa, thiết thực.

Phần giao lưu năng khiếu đến từ các đội thi với nhiều tiết mục sáng tạo và đa dạng hình thức. Ảnh: Hồ Lài

Phần giao lưu năng khiếu đến từ các đội thi với nhiều tiết mục sáng tạo và đa dạng hình thức. Ảnh: Hồ Lài

Tại chương trình, thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi cũng đánh giá cao sự phối hợp của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia sự hỗ trợ của Công ty ô tô Toyota Việt Nam cho công tác giáo dục An toàn giao thông cho học sinh tiểu học.

Đặc biệt là tổ chức chương trình giao lưu kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học rộng khắp ở các tỉnh thành và toàn quốc. Qua đó quán triệt sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông, nhất là luật giao thông đường bộ. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nội dung giáo dục ATGT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật; xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Chương trình còn giúp học sinh tiếp nhận và tìm hiểu cách xử lí các tình huống thường gặp khi tham gia giao thông an toàn, đúng pháp luật; tuyên truyền, chia sẻ các kĩ năng sống, cách ứng xử "Văn hoá giao thông" từ đó nâng cao nhận thức và kĩ năng khi tham gia giao thông của học sinh. Đây còn là cơ hội để các thầy giáo, cô giáo giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học an toàn giao thông cho học sinh.

Trong khuôn khổ chương trình, trong sáng nay, các em học sinh đến từ 9 tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Hưng Yên, Ninh Bình, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Đaklak đã tham gia các phần chơi gồm phần giao lưu năng khiếu trình diễn tiểu phẩm, thơ ca, hò vè về chủ đề An toàn giao thông, phần giao lưu kiến thức với trò chơi “Chạy tiếp sức” và phần giao lưu trò chơi “Giải ô chữ bí mật”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.