Tăng cường vai trò của các nhà trường trong giáo dục an toàn giao thông

GD&TĐ - Ngày 27/3, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo tăng cường vai trò quản lý, giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục THPT.

Tăng cường vai trò của các nhà trường trong giáo dục an toàn giao thông

Dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi; ông Trần Văn Đạt - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác Học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT; ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi cho biết: Những năm gần đây, tình hình trật tự, an toàn giao thông ở nước ta tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Tai nạn giao thông gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; tình trạng ùn tắc giao thông, vi phạm trật tự, an toàn giao thông đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội.

Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đáng báo động trên là do ý thức tham gia giao thông chưa cao, mọi người chưa thực sự hiểu biết và triệt để tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông, chưa nắm vững quy tắc, kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu khai mạc hội thảo

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi phát biểu khai mạc hội thảo

Những năm qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh, sinh viên và bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong học sinh, sinh viên và các cơ sở giáo dục đã có quyết tâm thực hiện và có những giải pháp cụ thể nhằm kiềm chế tai nạn khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm luật giao thông còn diễn biến phức tạp, điển hình là các vi phạm như: phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng, lạng lách, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông; học sinh trung học phổ thông điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có giấy phép lái xe vẫn còn xảy ra.

Các đại biểu dự hội thảo.

Các đại biểu dự hội thảo.

Do đó, hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn và xây dựng văn hóa giao thông.

Cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục và giáo viên chủ nhiệm trong các khâu: Chỉ đạo, điều hành; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, cần đánh giá về chương trình, nội dung tài liệu, thời lượng giảng dạy chính khóa, thời lượng giảng dạy và thời lượng tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục ATGT hiện hành.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Vương Hương Giang trình bày tham luận tại hội thảo.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Vương Hương Giang trình bày tham luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, đại biểu đến từ các Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở GD&ĐT Bắc Ninh, Cục Cảnh sát giao thông, Công ty Honda Việt Nam đã trình bày các tham luận về công tác chỉ đạo quản lý, triển khai thực hiện bảo đảm ATGT tại các cơ sở giáo dục, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các mô hình giáo dục an toàn giao thông...

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đề nghị các Sở GD&ĐT, các nhà trường tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp số 11/CTPH-BCA-BGDĐT giữa Bộ Công an với Bộ GDĐT về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022-2025.

Các cơ sở giáo dục cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên. Cần quy định cụ thể việc xử lý kỷ luật phù hợp với những trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông để kịp thời nhắc nhở, giáo dục học sinh và thông báo cho tất cả phụ huynh biết để cùng thực hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.