Thử nghiệm cấy ghép tim nhân tạo không nhịp đập

Các nhà khoa học cấy ghép thành công tim nhân tạo không có nhịp đập cho một con cừu và có thể thử nghiệm với cơ thể người năm 2018.

Thiết bị BiVACOR có đặc điểm khác với các thiết kế trước đây.
Thiết bị BiVACOR có đặc điểm khác với các thiết kế trước đây.

Thiết bị BiVACOR do các nhà khoa học ở Đại học Công nghệ Queensland ở Brisbane, Australia, chế tạo. Nó thay thế hoạt động đập nhịp tim bằng một bộ phận đĩa quay có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể.

IB Times hôm qua cho hay, nhóm chuyên gia từ Australia và Mỹ đã thực hiện thành công ca cấy ghép BiVACOR trên cơ thể cừu. Nhờ bộ phận đĩa quay titan ở tim nhân tạo, con cừu vẫn sống khỏe mạnh.

Đây là phát minh khác với những thiết kế tim nhân tạo trước đây, vốn có bộ phận túi có hình dạng giống bong bóng và kích thước khá cồng kềnh để bắt chước hoạt động của một trái tim sinh học. BiVACOR có thiết kế tránh hao mòn và hỏng hóc, do đó có thể kéo dài tuổi thọ hơn 10 năm so với các phiên bản trước.

"Đây là một ý tưởng khả thi. Vấn đề hiện nay là khiến nó trở nên đáng tin cậy hơn để có thể áp dụng với bệnh nhân. Trước khi thử nghiệm với con người, chúng tôi đặt ra khung thời gian 3-5 năm". Daniel Timms, người thiết kế chính của dự án này, nói.

Trước khi áp dụng trên cơ thể người, dự kiến vào năm 2018, một chiến dịch vận động được tiến hành với hy vọng gây quỹ 3,8 triệu USD.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lớp học của Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa. Ảnh: NTCC

Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.